- Cơ chế: ATP gắn vào prôtêin vận chuyển → biến đổi cấu hình prôtêin vận chuyển → liên kết được với
các chất cần vận chuyển → đẩy chúng ra ngoài tế bào hoặc đưa chúng vào trong tế bào.
- Ý nghĩa: tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so
với ở bên trong tế bào.
11. Sự khuếch tán các chất qua màng sinh chất phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố nào?
a) Sự chênh lệch nồng độ của chất tan ở môi trường bên trong và bên ngoài tế bào
- Môi trường ưu trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan
trong tế bào. Chất tan di chuyển từ môi trường bên ngoài vào môi trường bên trong tế bào.
- Môi trường đẳng trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan
trong tế bào.
- Môi trường nhược trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất
tan trong tế bào. Chất tan bên ngoài tế bào không thể khuếch tán vào bên trong tế bào.
b) Đặc tính lí hóa của chất tan
- Các chất không phân cực, có kích thước nhỏ như CO2, O2, … khuếch tán trực tiếp qua lớp
phôtpholipit.
- Các chất phân cực, có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng.
12. Phân biệt 3 loại môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược
trương về khái niệm, chiều di chuyển của chất tan và chiều di
chuyển của nước.
MÔI
TRƯỜNG KHÁI NIỆM CHIỀU DI CHUYỂN
CỦA CHẤT TAN
CHIỀU DI CHUYỂN
CỦA NƯỚC
ƯU
TRƯƠNG
Môi trường bên ngoài tế bào có
nồng độ chất tan lớn hơn nồng
độ các chất tan trong tế bào.
Ngoài tế bào Trong
tế bào
Trong tế bào Ngoài
tế bào
ĐẲNG
TRƯƠNG
Môi trường bên ngoài tế bào có
nồng độ chất tan bằng nồng độ
các chất tan trong tế bào.
Không di chuyển Không di chuyển
NHƯỢC
TRƯƠNG
Môi trường bên ngoài tế bào có
nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng
độ các chất tan trong tế bào.
Trong tế bào Ngoài
tế bào
Ngoài tế bào Trong
tế bào
13. Thế nào là nhập bào? Nhập bào gồm những loại nào?
- Là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
- Gồm 2 loại:
+ Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào.