Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học về môi trường
2.1.1. Khái niệm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật” (Luật BVMT, 2005) [9].
Theo UNESCO, môi trường là: “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ
thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống
bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo
nhằm thoả mãn nhu cầu của con người”.
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất
cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi
trường (Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, 1995) [2].
Tài nguyên nước: Là một dạng tài nguyên thiên nhiên vừa vô hạn vừa
hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng nhu cầu của cuộc sống như ăn
uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,
năng lượng, du lịch,… (Dư Ngọc Thành, 2007) [10].
2.1.2. Khái niệm về ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường: Là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố
làm cho môi trường trở thành độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là
những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản
lý môi trường (Lưu Đức Hải, 2001) [3].
Ô nhiễm môi trường: Là sự tích luỹ trong môi trường các yếu tố vật lý,
hoá học, sinh học vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường khiến cho môi
trường trở nên độc hại đối với con người và sinh vật (Phan Thị Huyền, 2008) [5].
Ô nhiễm nước: Là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước và ảnh
hưởng đến hoạt động sống của con người, vi sinh vật. Khi sự thay đổi thành