Đồ án tốt nghiệp. Thiết kế phân xưởng sản xuất dầu nhờn bằng phương pháp trích ly dung môi phenol
PHẦN I: TỔNG QUAN
I. Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng dầu nhờn.
Trong đời sống hàng ngày cũng như trong công nghiệp, chúng ta luôn phải đối
mặt với một lực được gọi là “ lực ma sát “. Chúng xuất hiện giữa các bề mặt tiếp
xúc của tất cả mọi vật và chống lại sự chuyển động của vật này so với vật khác. Đặc
biệt đối với sự hoạt động của máy móc, thiết bị, lực ma sát gây cản trở rất lớn.
Hiện nay, trong nhiều ngành kinh tế, tuy thời gian sử dụng máy móc chỉ ở
mức 30% nhưng nguyên nhân chủ yếu gây ra hao mòn các chi tiết máy móc vẫn là
sự mài mòn. Không chỉ ở các nước đang phát triển, mà ngay cả ở các nước công
nghiệp phát triển, tổn thất do ma sát và mài mòn gây ra chiếm tới vài phần trăm
tổng thu nhập quốc dân. Ở CHLB Đức, thiệt hại do ma sát, mài mòn các chi tiết
máy hàng năm từ 32- 40 tỷ DM. Trong đó, ngành công nghiệp là 8,3 – 9,4 tỷ, ngành
năng lượng là 2,67 – 3,2 tỷ, ngành giao thông vận tải là 17 – 23 tỷ. Ở Canada, tổn
thất loại này hàng năm lên đến hơn 5 tỷ đô la Canada. Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng
thiết bị tăng nhanh, chiếm 46% so với chi phí đầu tư ban đầu. Ở nước ta, theo ước
tính của các chuyên gia cơ khí, thiệt hại do ma sát, mài mòn và chi phí bảo dưỡng
hàng năm lên tới vài triệu USD...[18].
Chính vì vậy việc làm giảm tác động của lực ma sát luôn là mục tiêu quan
trọng của các nhà sản xuất ra các loại máy móc thiết bị cũng như những người sử
dụng chúng. Để thực hiện điều này, người ta chủ yếu sử dụng dầu hoặc mỡ bôi trơn.
Dầu nhờn ( hoặc mỡ nhờn) làm giảm lực ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc bằng cách
“ cách ly ” các bề mặt này để chống lại sự tiếp xúc giữa hai bề mặt kim loại. Khi
dầu nhờn được đặt giữa hai bề mặt tiếp xúc, chúng bám vào bề mặt tạo nên một
màng dầu mỏng đủ sức tách riêng hai bề mặt không cho tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Khi hai bề mặt này chuyển động, chỉ có các lớp phần tử trong lớp dầu giữa hai bề
mặt tiếp xúc trượt lên nhau tạo lên một lực ma sát chống lại lực tác dụng, gọi là ma
sát nội tại của dầu nhờn , lực này nhỏ và không đáng kể so với lực ma sát sinh ra
khi hai bề mặt khô tiếp xúc với nhau. Nếu hai bề mặt được cách ly hoàn toàn bằng
một lớp màng dầu phù hợp thì hệ số ma sát sẽ giảm đi khoảng 100 - 1000 lần so với
khi chưa có lớp dầu ngăn cách [19].
Cùng với việc làm giảm ma sát trong chuyển động, dầu nhờn còn một số chức
năng khác góp phần cải thiện nhiều nhược điểm của máy móc thiết bị. Chức năng