- Bước 1: Bên dề nghị ký hợp đồng thông báo mời bạn hàng ký kết. Trong đề nghị phải đưa ra những
yêu cầu về nội dung giao dịch như: tên hàng, số lượng, quy cách, giá cả, phương thức thanh toán, địa
điểm giao dịch: Lời đề nghị phải rõ ràng ngắn ngọn và có tính xác định.
- Bước 2: Bên nhận được hợp đồng có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản cho bên đề ghị hợp đồng về các
vấn đè nêu ra, trong đó phải ghi rõ những nội dung chấp nhận, không chấp nhận và những điều khoản
bổ xung được đề nghị phải trả lời rõ là có đồng ý với những lời hay không?
* Các phương thức ký kết hợp đồng này có thể áp dụng riêng rẽ kết hợp với nhau hoặc xen kẽ trong
quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG CẦN NẮM VỮNG TRONG HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC
TẾ
1) Tên, địa chỉ, người đại diện, ngày tháng làm hợp đồng. Tên, địa chỉ, người đại diện, ngày tháng
làm hợp đồng phải rõ ràng để lúc cần có thể tìm hiểu tận gốc bạn hàng.
Ở đây cần lứu ý phân biệt giữa ngày tháng lập hợp đồng, ngày tháng ký kết hợp đồng và thời hạn có
hiệu lực của hợp đồng.
2) Ngôn ngữ sử dụng, số bản, độ chính xác của các bản hợp đồng.
Các bên thỏa thuận những ngôn ngữ nào được sử dụng trong việc soạn thảo hợp đồng. Số bản hợp
đồng được soạn thảo và các bên giữ. Tính thống nhất, chính xác giữa các bản của các bên cần được
chú trọng để tránh tình trạng hiểu sao nội dung công việc.
3) Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng cần phải được nêu rõ bằng ngôn ngữ phổ thông để các bên trong hợp đồng và
cơ quan quản lý có thể hiểu được. Các đối tượng kinh doanh cần gắn với các quy định của nhà nước.
Do đó các chủ thể nhà thầu không được áp dụng nguyên tắc tự nguyện mà phải tuân theo quy định của
nhà nước.
4) Đơn vị tính toán
Số lượng vật tư hàng hóa phải được ghi chính xách, rõ ràng theo sự thỏa thuận của các bên chủ thể và
tính theo đơn vị đo lường hợp pháp của nhà nước đối với từng hàng. Nếu tính trọng lượng thì phải ghi
cả trọng lượng tĩnh và trọng lượng cả bì.
Trong nhưng hợp đồng có xuất hiện nhiều hàng hóa khác nhau thì phải ghi riêng số lượng, trọng lượng
của từng loại rồi sau đó ghi tổng giá trị của vật tư, hàng hóa mua bán.
5) Chất lượng quy cách hàng hóa
Yếu tố này chủ yếu ngắn với-xuất-nhập khẩu. Hợp đồng phải ghi rõ phẩm chất kỹ thuật, kích thước,
máu sắc, mùi vị, độ ẩm, tạp chất tùy theo từng loại hàng mà hai bên thỏa thuận về các điều kiện phẩm
chất, quy cách cho phù hợp.
Có ba phương pháp quy định hàng hóa phổ biến là:
a. Căn cứ vào tiêu chuẩn để thuận chất lượng. Thông thường các sản phẩm công nghiệp đuựơc tiêu
chuẩn hóa thông qua các hệ thống quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm như: tiêu chuẩn nhà nước
(PCNN), tiêu chuẩn địa phương, tiêu chuẩn ngành kinh tế (TCN) tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9000).