- Hoàn nhập dự phòng giảm giá của từng loại hàng tồn kho, từng loại
chứng khoán và từng loại phải thu khó đòi nếu mức dự phòng cần lập nhỏ hơn
số dự phòng còn vào cuối niên độ kế toán.
- Trích lập thêm dự phòng giảm giá của từng loại hàng tồn kho, từng loại
chứng khoán và từng khoản phải thu khó đòi cho niên độ tới, nếu mức dự phòng
cần lập lớn hơn số dự phòng còn của năm trước.
2. Nội dung của các khoản dự phòng
2.1.Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán trong đầu tư tài chính:
2.1.1. Khái niệm:
Đầu tư tài chính là hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lực tiền nhàn rỗi của
doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập và nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói cách khác, tiền vốn được huy động từ mọi nguồn lực của doanh nghiệp,
ngoài việc sử dụng để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp
còn có thể tận dụng để đầu tư vào các lĩnh vực khác để nâng cao hiệu quả sử
dụng đồng vốn, làm lợi vốn như: đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn
liên doanh, cho vay vốn... các hoạt động này chính là hoạt động tài chính của
doanh nghiệp.
Quá trình doanh nghiệp bỏ vốn ra đầu tư chứng khoán để kiếm lời có thể gặp
rủi ro do sự giảm giá của chứng khoán hoặc đơn vị phát hành cổ phiếu bị phá
sản. Xuất phát từ nguyên tắc thận trọng của kế toán, doanh nghiệp phải lập các
khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Dự phòng giảm giá chứng khoản trong hoạt động tài chính là dự phòng giá
trị dự kiến bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán có thể xảy ra trong năm
kế hoạch.
Dự phòng giảm giá chứng khoán được trích trước vào hoạt động của năm
báo cáo để ghi nhận trước giá trị các khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế
hoạch, nhằm bảo toàn nguồn vốn kinh doanh. Thế nhưng, theo nguyên tắc hạch
toán kế toán hiện hành, khoản tổn thất này đã được phản ánh trong kết quả kinh
doanh, vì vậy trường hợp vào cuối năm tài chính nếu số dự phòng giảm giá
chứng khoán cần lập cho năm đến nhỏ hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán
đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước thì doanh
nghiệp phải hoàn nhập số chênh lệch đó, đồng thời ghi giảm chi phí hoạt động
tài chính cho năm đó. Vì thế, mục đích của việc lập dự phòng giảm giá chứng
khoán hiện này chỉ nhằm phản ánh giá trị thực hiện thuần của chứng khoán đầu
tư trên Báo cáo tài chính.
2.1.2. Nguyên tắc kế toán:
Chỉ lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán khi khoá sổ kế toán để lập báo
cáo tài chính năm, nếu có những bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá thường
xuyên của các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ, theo các qui
định tài chính hiện hành và các qui định có tính pháp lý về hoạt động của doanh
nghiệp.
Theo chế độ hiện hành thì việc trích lập các khoản dự phòng không được
vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp và có các bằng chứng sau:
4