Kinh tế nông nghiệp nông thôn, cơ sở lý luận và thực tiễn tại Ấn Độ. 4
Nhóm 07 – K09401.
Kể ra những thành tựu trên để thấy, Ấn Độ là nước sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Cũng như bất
kỳ một ngành hay một thành phần nào khác trong cơ cấu kinh tế, thành công của nông nghiệp Ấn Độ
cũng đòi hỏi sự kết hợp giữa các nguồn lực về tài nguyên, con người, công nghệ, cộng với các định
hướng và chính sách phù hợp mà để phân tích cụ thể cần có cơ sở, phương pháp và một quá trình nghiên
cứu dày dặn, sâu sắc, gắn liền với truyền thống, lịch sử cũng như sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa
và xã hội.
Đặt Ấn Độ trong những phác họa quá khứ, trong bối cảnh thực tại và cả định hướng về tương lai,
vì đâu và làm cách nào mà kinh tế nông nghiệp Ấn Độ, như một phép màu, lại có thể phát triển vượt
bậc, đưa Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia đứng đầu trong các nước đang phát triển? Và Việt
Nam – một đất nước đi lên từ nông nghiệp, liệu có học hỏi được điều gì từ thành công đó không? Chính
bởi tính hấp dẫn của vấn đề này nên nhóm chúng tôi đã quyết định thự hiện đề tài: “ Kinh tế nông
nghiệp, nông thôn. Cơ sở và lý luận thực tiễn tại Ấn Độ” cho tiểu luận môn học của mình. Ngoài ra,
mọi thông tin chúng tôi thu thập được luôn được biểu thị bằng những số liệu cụ thể, chính xác cùng với
nguồn tư liệu phong phú cập nhật trên các phương tiện thông tin, đây cũng chính là một trong những cơ
sở để nhóm chúng tôi lựa chọn và hoàn thành đề tài.
II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài tìm hiểu và đưa ra những con số thống kê cũng như mô hình phát triển kinh tế nông
nghiệp trong suốt thời gian phát triển ở Ấn Độ, tìm hiểu cách thức thực hiện, chính sách, các cuộc cải
cách hay các cuộc cách mạng nông nghiệp cũng như các thành tựu đạt được tại Ấn Độ, đồng thời đề tài
cũng phân tích các thất bại trong quá trình phát triển đấy và đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với
các nước đang phát triển khác. Và việc tìm hiểu những nội dung trên có giới hạn không vượt quá phạm
vi nghiên cứu của đề tài.
Cụ thể:
9 Đề tài phân tích mô hình kinh tế nông nghiệp và cơ sở lý luận của nó tại Ấn Độ.
9 Các hình thức thực hiện, chính sách phát triển nông nghiệp qua từng giai đoạn.
9 Các cuộc cải cách cũng như các cuộc cách mạng nông nghiệp tại Ấn Độ.
9 Kết quả đạt được từ các chính sách trên.
9 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: