- Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến
thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước
đường cùng. (0,5đ)
- Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo
trước Cách mạng tháng 8. (0,25đ)
Câu 4: (5 điểm)
a. Về hình thức: (1,0đ)
+ HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
+ Nhập vai Xiu để kể lại (Xưng tôi ngôi thứ 1)
+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn,
hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm.
b. Về nội dung: (4,0đ)
1. Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi-người kể chuyện (chú ý h.s nhập vai
nhân vật Xiu). Nêu được ND cần kể lại.
2. Thân bài:
* Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi.
+ Xiu giới thiệu về h.c sống và tâm trạng của Giôn-xi khi chờ đợi cái chết.
- Xiu giới thiệu được h.c sống của Giôn-xi. (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang
trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm
nghề họa sĩ)
- Tâm trạng của Giôn- xi khi chờ đợi cái chết như thế nào (chán nản, thẫn thờ
chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời)
+ Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-
men vẽ (Phần này yêu cầu kể chi tiết).
- Khi chiếc lá thường xuân vẫn còn đó trong một đêm mưa tuyết Giôn-xi đã bừng
tỉnh và ngắm nhìn nó thật lâu, sau đó cô đã nói với Xiu những gì, cô muốn ăn,
làm đẹp và đặc biệt là muốn vẽ: Giôn-xi đã thực sự hồi sinh. Cô đã vượt qua
được cái chết, sự sống đã trở lại với Giôn-xi nhờ vào chiếc lá mỏng manh dẻo
dai mà chính Giôn-xi đã nhận ra.