DANH MỤC TÀI LIỆU
Đề thi học sinh giỏi Vật lý Lớp 9 Kỳ thi HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ Hồ Chí Minh năm học 2017-2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Năm học 2017 - 2018
Môn thi: VẬT LÝ LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1. Mạch điện AB gồm đèn, biến trở khóa K được
mắc như Hình 1. Biến trở MN khi chưa nối con chạy C
với mạch ngoài điện trở tổng cộng R = 18 . Bóng
đèn Đ là loại 6V-6W. Hiệu điện thế UAB = 15 V không đổi.
Đóng khóa K.
a) Con chạy C vị trí sao cho điện trở đoạn mạch MC
của biến trở là x = 6 . Tính công suất tiêu thụ của đèn Đ.
b) Con chạy C vị trí nào (điện trở đoạn MC của biến trở bao nhiêu) để đèn Đ sáng đúng
định mức?
Câu 2.Mạch điện AB được mắc vào một
nguồn hiệu điện thế UAB không đổi. Mạch gồm
6 điện trở R1, 3 điện trở R2, 4 điện trở R3 2
điện trở R4 được mắc như Hình 2. Biết cường
độ dòng điện qua mỗi điện trở trong mạch đều
như nhau công suất tiêu thụ của mỗi điện
trở R1 là 1 W.
a) Tính R2, R3, R4 theo R1.
b) Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở
R2, R3, R4 và công suất tiêu thụ của toàn mạch.
Câu 3. Một thấu kính phân tiêu cự 50
cm. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục
chính trước thấu kính, A nằm trên trục chính.
Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính cách thấu
kính 40 cm.
a) Vẽ hình mô tả sự tạo ảnh của AB qua thấu kínhdùng các
phép tính hình học, tìm khoảng cách từ vật AB đến thấu kính.
Một học sinh mắt có khoảng cực viễn (khoảng cách từ mắt đến
điểm cực viễn của mắt) 40 cm, khoảng cực cận (khoảng cách từ
mắt đến điểm cực cận của mắt) là 20 cm.
b) Mắt học sinh này bị tật gì? Đ khắc phục tật này, mắt phải
đeo kính thuộc loại thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì? Khi
K
A B
MN
C
Đ
+
Hình 1
AB
R1R1
R1R1
R1R1
R2
R2R2
R4R4
R3R3
R3R3
Hình 2
Hình 3
đeo kính sát mắt, kính đeo thích hợp (giúp học sinh nhìn rõ được vật ở rất xa mà không phải điều
tiết mắt) có tiêu cự là bao nhiêu?
c) Nếu mắt học sinh này đeo kính là thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm, học sinh này nhìn rõ
được vật ở cách mắt một khoảng xa nhất là bao nhiêu?
d) Nếu mắt học sinh này đeo kính là thấu kính phân kì có tiêu cự 25 cm, học sinh này có nhìn
được vật rất xa hay không, sao? Hãy giải thích sao khi đeo kính này, học sinh rất mau
mỏi mắt và có cảm giác đau, nhức mắt.
Câu 4.Bong bóng bay được dùng nhiều trong dịp lễ hội, vui chơi giải trí. Để tạo ra bóng bay,
một loại khí nhẹ được bơm vào các quả bóng. Hiện nay người ta thường sử dụng một trong hai
loại khí: khí hydro hoặc heli. Hydro là loại khí nhẹ nhất; khi ở trong không khí và gặp một tia lửa
hoặc nguồn nhiệt, hydro dễ dàng tác dụng với oxy tạo ra phản ứng cháy, nổ sinh ra một nhiệt
lượng lớn. Heli là một loại khí trơ, thường không có phản ứng hóa học với các chất khác.
Cho rằng khi bơm vào bóng, khối lượng riêng của khí hydro D1
= 0,1 g/l, của khí heli là D2 = 0,2 g/l. Khối lượng riêng của không khí ở
gần sát mặt đất D0 = 1,3 g/l. Xét hai trường hợp khi bơm khí hydro
hoặc khí heli vào một quả bóng cao su, khối lượng của bóng khi chưa
bơm khí vào là m = 6,6 g.
a) Trong mỗi trường hợp, bóng được bơm căng đến thể tích bao
nhiêu để sau khi cột chặt miệng bóng rồi thả ra thì bóng sẽ nằm lơ lửng
trong không khí gần mặt đất?
b) Khi bơm bóng bay, người ta dùng các bình chứa khí nén và bơm
dần khí vào các quả bóng. Biết giá tiền nạp khí vào bình với khí hydro
là 300 000 đồng cho 100 g khí, với khí heli là 800 000 đồng cho 100 g
khí. Hỏi khi bơm một quả bóng đến thể tích V = 7 l bằng một trong hai loại khí trên, giá tiền
tương ứng cho mỗi lượng khí đó là bao nhiêu?
Trong cuộc sống, nên dùng loại khí nào trong hai loại khí trên để bơm vào các quả bóng bay?
Hãy giải thích vì sao.
c) Người ta bơm khí hydro hoặc khí heli vào quả bong bóng khối lượng 6,6 g nêu trên để
bóng có thể tích V = 7 l rồi cột chặt miệng bóng và thả ra cho bóng bay lên cao. Cho biết khi lên
cao, khối lượng riêng của không khí thay đổi theo quy luật Dh = D0(1 0,00011 h), trong đó Dh
khối lượng riêng của không khí độ cao h so với mặt đất, h đơn vị m D0 khối lượng
riêng của không khí gần sát mặt đất. Với mỗi loại khí bơm vào bóng, bóng sẽ lên đến độ cao
nào rồi dừng lại nằm lơ lửng?
Tuy nhiên miệng bóng đã được cột chặt để khí không thể thoát ra ngoài qua miệng bóng,
chỉ sau khoảng 1 ngày, quả bóng bay sẽ mềm đi và rơi dần xuống mặt đất. Hãy giải thích vì sao.
Hình 4
Câu 5. Vào ban ngày, một phần năng lượng của ánh sáng mặt trời chiếu đến mặt đất, mặt nước
sẽ biến thành nhiệt năng khiến bề mặt lục địa đại dương nóng lên. Vào ban đêm, bề mặt trái
đất lại tỏa nhiệt vào khí quyển và ra ngoài không gian khiến chúng lạnh đi.
Cho biết năng lượng của ánh sáng mặt trời vào ban ngày chuyển thành nhiệt năng làm nóng một
số vùng lục địa, đại dương trên mặt đất giá trị trung bình P = 700 W/m2 (P nhiệt lượng
cung cấp cho 1 m2 mặt đất, mặt nước trong 1 giây).
a) Tính nhiệt lượng cung cấp trong một ngày (12 giờ) cho lớp đất ở một vùng lục địa có diện
tích bề mặt 1 m2, từ đó tính độ tăng nhiệt độ vào ban ngày của vùng lục địa này. Cho rằng nhiệt
lượng cung cấp từ ánh sáng mặt trời chỉ truyền đi trong lớp đất độ sâu 1 m tính từ mặt đất
làm nóng lớp đất này. Đất khối lượng riêng D1 = 1 400 kg/m3, nhiệt dung riêng c1 = 800
J/(kg.K).
Tương tự, hãy tính nhiệt lượng cung cấp trong một ngày (12 giờ) cho lớp nước một vùng
đại dương có diện tích bề mặt 1 m2, từ đó tính độ tăng nhiệt độ vào ban ngày của vùng đại dương
này. Cho rằng nhiệt lượng cung cấp từ ánh sáng mặt trời chỉ truyền đi trong lớp nước có độ sâu 1
m tính từ mặt đất làm nóng lớp nước này. Nước khối lượng riêng D2 = 1 000 kg/m3, nhiệt
dung riêng c2 = 4200 J/(kg.K).
Hãy cho biết vùng lục địavùng đại dương, nơi nào khí hậu ôn hòa hơn, nơi nàokhí
hậu khắc nghiệt hơn và giải thích vì sao.
b) Ở các vùng đất ven biển, thường có gió thổi theo chiều từ biển vào
đất liền hoặc theo chiều từ đất liền ra biển. Hãy cho biết các vùng đất
này, vào ban ngày gió thổi theo chiều nào, vào ban đêm gió thổi
theo chiều nào và giải thích vì sao.
c) Cho rằng có gió thổi từ biển vào đất liền với tốc độ trung bình là v
= 2 m/s. Không khí khối lượng riêng D = 1,3 kg/m3, nhiệt dung riêng
c = 1 000 J/(kg.K). Xét một vùng không gian hình khối hộp trong đất
liền sát trên mặt đất, mặt tiếp xúc với mặt đất hình vuông diện
tích 1 m2, chiều cao 1 m. Tính khối lượng m của khối không khí thổi
từ biển vào đất liền qua vùng không gian này trong thời gian 12 giờ.
Khối lượng m của khối không khí nói trên trao đổi nhiệt với lớp đất
mà nó tiếp xúc. Lớp đất trao đổi nhiệt với không khí có diện tích 1 m2, chiều sâu1 m. Do trao
đổi nhiệt, nhiệt độ của khối không khí thay đổi 0,10C. Hỏi lớp đất trao đổi nhiệt với không khí
thay đổi nhiệt độ một lượng là bao nhiêu?
---------------------HẾT--------------------
Hình 5
thông tin tài liệu
Câu 1. Mạch điện AB gồm đèn, biến trở và khóa K được mắc như Hình 1. Biến trở MN khi chưa nối con chạy C với mạch ngoài có điện trở tổng cộng là R = 18 . Bóng đèn Đ là loại 6V-6W. Hiệu điện thế UAB = 15 V không đổi. Đóng khóa K. a) Con chạy C ở vị trí sao cho điện trở đoạn mạch MC của biến trở là x = 6 . Tính công suất tiêu thụ của đèn Đ. b) Con chạy C ở vị trí nào (điện trở đoạn MC của biến trở là bao nhiêu) để đèn Đ sáng đúng định mức?
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×