DANH MỤC TÀI LIỆU
Đề thi nhân sự
Mã đề: 01NNL/ĐH/2014 Trang 1
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ
************
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM: 2014
HỌC PHẦN: NGUỒN NHÂN LỰC
LỚP: ĐH11QTNL
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
(SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU)
NỘI DUNG ĐỀ THI:
Câu 1: (2,5đ)
Nguồn nhân lực gì? Tại sao nói nguồn nhân lực vừa động lực, vừa mục tiêu của quá trình
CNH - HĐH? Nguồn nhân lực có vai trò như thế nào đối với một tổ chức, doanh nghiệp?
Câu 2: (2,0đ)
Nguồn nhân lực chất lượng cao gì? Trên phương diện tổng thể, nguồn nhân lực chất lượng cao
được xác định bởi các tiêu chí nào (trình bày các tiêu chí)?
Câu 3: (1,5đ)
Nguồn nhân lực nông thôn là gì? Nguồn nhân lực nông thôn có những đặc điểm nào?
Câu 4: (3,0đ)
Nêu một số khái niệm Phát triển nguồn nhân lực? Từ đó, anh/chị y rút ra khái niệm chung v
Phát triển nguồn nhân lực? Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đặt ra những yêu cầu cao đối với sự
phát triển NNL trên các phương diện nào (trình bày các phương diện đó)?
Câu 5: (1,0đ)
chế quản lý nguồn nhân lực gì? Nêu phương hướng đổi mới chế quản lý Nhà nước v
nguồn nhân lực?
***HẾT***
ĐỀ SỐ: 01
Mã đề: 01NNL/ĐH/2014 Trang 2
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ
************
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM: 2014
HỌC PHẦN: NGUỒN NHÂN LỰC
MÃ ĐỀ: 01NNL/ĐH/2014
LỚP: ĐH11QTNL
Câu:
Nội dung:
1.
Nguồn nhân lực khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất lượng
cấu phát triển người lao động nói chung cả hiện tại cũng như trong tương lai tiềm
năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
Nguồn nhân lực vừa động lực, vừa mục tiêu của quá trình CNH HĐH những
lý do sau đây:
- Con người không ngừng tìm tòi, học hỏi, phát triển khoa học thuật nhằm tìm ra
những phương thức hiệu quả nhất tác động vào thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, tạo ra
những giá trị mới cho xã hội.
- Con người lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của hội, thể hiện
nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất tiêu dùng. Mặc mức độ phát triển của sản
xuất quyết định mức độ tiêu dùng song nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động
mạnh mẽ đến sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Phát triển
kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày
càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh.
Vai trò của nguồn nhân lực đối với tổ chức, doanh nghiệp:
Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ con người mới
sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó...
Mặc trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính những nguồn tài nguyên các tổ
chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn - con người lại đặc biệt
quan trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào
đạt tới mục tiêu.
2.
Nguồn nhân lực chất lượng cao một bộ phận kết tinh những tinh y nhất của
nguồn nhân lực. bộ phận lao động trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật cao
hay k năng lao động giỏi, năng lực sáng tạo, phải tác phong công nghiệp
ĐỀ SỐ: 01
Mã đề: 01NNL/ĐH/2014 Trang 3
đạo đức trong nghề nghiệp. Đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh, đáp ứng được những
yêu cầu của thực tiễn, biết vận dụng tri thức, kỹ năng kinh nghiệm đã được đào tạo
tích lũy trong quá trình lao động nhằm đem lại kết quả sản xuất với năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao.
Trên phương diện tổng thể, các tiêu chí xác định NNL chất lượng cao bao gồm các nội
dung sau:
- NNL chất lượng cao lực lượng lao động đạo đức nghề nghiệp, đó lòng yêu
nghề, say mê với công việc, tính kluật trách nhiệm với công việc. Cao hơn
cả đạo đức nghề nghiệp còn thể hiện mong muốn đóng góp tài năng, công sức của
mình vào sự phát triển chung của dân tộc. Đây được gọi tiêu chí nền tảng trong y
dựng những tiêu chí xác định NNL chất lượng cao.
- NNL chất lượng cao lực lượng lao động khả năng thích ứng công nghệ mới
linh hoạt cao trong công việc chuyên môn. Tiêu chí này đòi hỏi NNL phải trình độ
chuyên môn, kỹ thuật cao, để khả năng thích ứng tốt với những công việc phức tạp
luôn thay đổi trong thời đại ngày nay. Điều này cũng nghĩa NNL chất lượng
cao phải bản lĩnh nghề nghiệp để không bị động trước những thay đổi nhanh chóng
cả về nội dung cách thức tiến hành công việc của thời đại toàn cầu hóa nền kinh
tế tri thức.
- NNL chất lượng cao lực lượng lao động khả năng sáng tạo trong công việc.
Sáng tạo bao giờ cũng động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Đặc biệt trong
thời đại ngày nay, “Những mới sôi động của ngày hôm qua nhanh chóng trở
thành ktầm thường trong ngày hôm nay” (Tony Buzan, 2006). Nếu không liên
tục những ý tưởng sáng tạo thì hoạt động của các tổ chức suy rộng ra của một
dân tộc sẽ bị tê liệt.
- Một yếu tố không thể thiếu đối với NNL chất lượng cao sức khoẻ. Sức khoẻ ngày
nay không chỉ được hiểu tình trạng không bệnh tật, còn sự hoàn thiện về
mặt thể chất lẫn tinh thần. Mọi người lao động, lao động cơ bắp hay lao động trí óc
đều cần có sức vóc thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào
hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Hơn nữa cần phải sự dẻo
dai của hoạt động thần kinh, niềm tin ý chí, khả năng vận động của trí lực trong
những điều kiện khác nhau hết sức khó khăn và khắc nghiệt.
Ngoài ra còn có một số tiêu chí khác như:
Mã đề: 01NNL/ĐH/2014 Trang 4
- Nền sản xuất công nghiệp hiện nay còn đòi hỏi ở người lao động phải có các năng lực
cần thiết như: kluật tự giác, biết tiết kiệm ngun vật liệu thời gian, tinh
thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác tác phong lao động công nghiệp, lương tâm
nghề nghiệp,… nghĩa là phải có văn hóa lao động công nghiệp.
- Người lao động còn phải năng lực xlý mối quan hệ giữa truyền thống hiện
đại, giữa dân tộc thời đại. Người lao động vừa biết kế thừa những giá trị truyền
thống, vừa biết phát triển những giá trị đó lên tầm cao hơn, đồng thời tiếp thu những
tinh hoá quý giá của văn hoá nhân loại. Nếu không biết kết hợp truyền thống với ch
tân để vượt lên, để hội nhập, để tìm mọi cách bước vào xã hội hiện đại thì tương lai chỉ
mãi là sự tụt hậu.
3.
Nguồn nhân lực nông thôn một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, bao gồm toàn
bộ những người khả năng lao động (lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc
dân những người khả năng tham gia lao động nhưng chưa tham gia lao động)
thuộc khu vực nông thôn (khu vực địa lý bao trùm toàn bộ dân số nông thôn).
NNL nông thôn có những đặc điểm sau:
- Nguồn nhân lực nông thôn dồi dào, tốc độ tăng nhanh hơn so với khu công nghiệp
thành thị;
- Nguồn nhân lực nông thôn nhìn chung trình độ văn hóa chuyên môn kthuật
thấp và không đồng đều hơn so với các khu vực khác của nền kinh tế;
- Nguồn nhân lực nông thôn (đặc biệt bộ phân lao động sản xuất trực tiếp) làm việc
có tính chất thời vụ, chưa có việc làm thường xuyên;
- Phân bố lao động nông thôn không đều giữa các vùng miền trong cả nước;
- Sức ép của lao động nông thôn đang ngày một lớn do xu hướng phát triển kinh tế;
- Thu nhập thù lao lao động thuộc vào loại thấp nhất so với các lĩnh vực khác. Mức
sống của lao động nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị;
- Thị trường lao động ng thôn chưa phát triển, sức cạnh tranh của hàng hóa sức lao
động nông thôn còn yếu.
4.
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại khá nhiều định nghĩa về Phát triển NNL:
- UNESCO sử dụng khái niệm phát triển NNL theo nghĩa hẹp cho rằng: "Phát triển
nguồn nhân lực làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp yêu cầu
phát triển của đất nước".
- Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), "Phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi
Mã đề: 01NNL/ĐH/2014 Trang 5
rộng hơn, không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc vấn đề đào tạo nói chung,
còn sự phát triển năng lực sử dụng năng lực đó vào việc làm hiệu quả,
cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân".
- Liên Hợp quốc nghiêng về sử dụng khái niệm phát triển NNL theo nghĩa rộng, bao
gồm giáo dục, đào tạo sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tựu chung lại, Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính
sách biện pháp nhằm hoàn thiện nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực nhằm
đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn
phát triển.
Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đặt ra những yêu cầu cao đối với sự phát triển NNL,
trên cả ba phương diện thể lực, trí lực và cả phẩm chất tâm lý xã hội.
* Về mặt thể lực: CNH-HĐH gắn liền với việc áp dụng phổ biến các phương pháp sản
xuất công nghiệp, các thiết bị và công nghệ hiện đại, do đó, đòi hỏi sức khỏe và thể lực
cường tráng của người lao động trên các khía cạnh:
- Có sức chịu đựng dẻo dai đáp ứng những quá trình sản xuất liên tục, kéo dài.
- Các thông số nhân chủng học đáp ứng được các hệ thống thiết bị công nghệ được sản
xuất phổ biến và trao đổi trên thị trường khu vực và thế giới.
- Luôn sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần. Những điều y phụ thuộc chủ yếu vào
trạng thái sức khỏe của người lao động. Kthuật công nghệ ngày càng tinh vi, đòi
hỏi sự chính xác an toàn cao độ; mặt khác giá trcủa nhiều loại sản phẩm rất lớn,
chỉ một sơ suất nhỏ trong động tác, thao tác lao động có thể sẽ gây tổn thất to lớn.
* Về mặt trí lực: Một lực lượng lao động đông đảo trình độ chuyên môn kỹ thuật
ngày càng cao đòi hỏi hàng đầu nhân tố quyết định sự thành công của sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đi vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì không lĩnh
vực hoạt động nào lại không đòi hỏi người lao động phải trình độ học vấn, chuyên
môn, k thuật cao; nhất lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tin học, tự động hóa
công nghệ sinh học hiện đại. vậy, một mặt đòi hỏi mặt bằng dân trí của nguồn nhân
lực phải cao, đại bộ phận lao động phải trình độ học vấn tối thiểu cấp THPT. Mặt
khác, đại bộ phận nguồn nhân lực phải được đào tạo về chun môn kỹ thuật. Ở một số
lĩnh vực, ngay công nhân kỹ thuật cũng phải có trình độ tương đương kỹ sư.
* Về phẩm chất tâm lý xã hội của nguồn nhân lực: Cùng với sự tiến triển của quá trình
Mã đề: 01NNL/ĐH/2014 Trang 6
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi sự chuyển biến căn bản về phẩm
chất tâm hội của nguồn nhân lực. Tác phong chậm chạp, lề mề, ý thức kluật
kém, tự do tổ chức... sản phẩm của nền sản xuất tiểu nông thủ công, lạc hậu, phân
tán cần phải khắc phục khi đi vào CNH-HĐH. đòi hỏi người lao động phải
những phẩm chất tâm lý xã hội cơ bản sau:
- Có tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ giấc...);
- Có ý thức kỷ luật, tự giác cao;
- Có niềm say mê nghề nghiệp, chuyên môn;
- Sáng tạo, năng động trong công việc;
- khả năng chuyển đổi công việc cao thích ng với những thay đổi trong lĩnh vực
công nghệ và quản lý.
5.
chế quản lý nguồn nhân lực các chính sách, ngun tắc, định hướng, kế hoạch,
chương trình… để Nhà nước quản lý vĩ mô NNL.
Cơ chế quản lý Nhà nước về NNL được đổi mới theo phương hướng:
- Thực hiện quyền tự chủ rộng rãi, phát huy tinh thần sáng tạo, khơi dậy tiềm năng của
các cá nhân, tập thể, phù hợp với sự đòi hỏi của kinh tế thị trường.
- Nhà nước quản lý NNL thông qua pháp luật, định hướng, đầu tư, tổ chức cán bộ,
kiểm tra, giám sát.
- Nhà nước không can thiệp sâu và áp đặt trong các hoạt động tác nghiệp ở các lĩnh vực
quản lý NNL.
- Nhà nước không bao cấp tràn lan, đầu trọng điểm thực hiện hội hóa trong
giải quyết lao động, việc làm.
thông tin tài liệu
Đề thi bộ môn quản trị học phần nguồn nhân lực năm 2014
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×