c. Lãi tiền gửi ngân hàng
d. Cước thuế bao điện thoại trả cho bưu điện
e. Chính phủ trợ cấp cho đồng bào lũ lụt
5. Giả sử ngân sách chính phủ bị thâm hụt 500 tỷ đồng. Nếu chính phủ giảm chi tiêu 500 tỷ đồng
thì ngân sách đó cân bằng không ? tại sao ?
6. Giả sử một nền kinh tế có hàm tiêu dùng C= 0,75YD , đầu tư dự kiến là 150, chi tiêu chính phủ
là 150 , hàm thuế có dạng T= 200
a. Hãy viết hàm tổng cầu trước và sau khi có thuế. Xác định mức sản lượng cân bằng trước và sau
khi có thuế. Vẽ đồ thị 2 đường tổng cầu đó.
b. Giả sử chính phủ tăng thuế thêm 100 đơn vị để đưa vào chi tiêu, sản lượng thay đổi như thế nào
?
7. Giả sử một nền kinh tế có hàm tiêu dùng C=0,75YD đầu tư dự kiến là 100 chi tiêu chính phủ là
100, hàm thuế có dạng T= 100 + 0,2Y , hàm xuất khẩu EX = 100, hàm nhập khẩu IM = 0,1 Y
a. Hãy tính mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế trước đó và sau khi ngoại thương.
b. Vẽ đồ thị và cho biết cán cân thương mại của nền kinh tế này thặng dư hay thâm hụt, vì sao ?
8. Hãy cho biết những yếu tố sau có ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường tiền tệ:
a. Ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ.
b. Dân chúng có xu hướng thích dùng tiền mặt hơn trong thanh toán
c. Số người dùng thẻ tín dụng tăng
d. Các ngân hàng thương mại có dự trữ thừa
e. Ngân hàng trung ương quy định tăng mức tín dụng trần
f. Ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ chiết khấu
9. Giả sử tiền mặt trong dân bằng 1/5 lượng tiền gủi tại ngân hàng. Các ngân hàng thương mại đều
thực hiện đúng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trên số tiền gửi