
cần bạn phải lắng nghe và thực sự chú tâm để từ đó chỉnh sửa, hoàn thiện công việc của bản
thân.
Bạn đừng nên nghĩ rằng phải nghe để cố lấy lòng người khác. Lắng nghe "có suy nghĩ" một cách
chân thành trước hết để thực sự hiểu được người khác. Vì vậy, hãy học cách lắng nghe từ : khách
hàng, đồng nghiệp, bạn bè. Khi lắng nghe ý kiến người khác bạn sẽ có những giải pháp sáng tạo,
linh động hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên đặt mình vào vị trí, suy nghĩ của người khác để cư xử, giao tiếp cho phù
hợp, tránh làm mất lòng nhau.
“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Những lời nói dễ nghe không khác gì một loại thuốc chống bệnh trầm cảm một các hữu hiệu,
đem lại sự phấn khởi về thể chất và tinh thần cho người nghe. Khi giao tiếp với mọi người, bạn
nên chọn cách nói lịch sự, ngôn từ phù hợp và không công kích người khác. Tuy nhiên, bạn cũng
nên nhớ rằng nói lời dễ nghe chứ không phải nịnh nọt, đùa bỡn. Đừng khiến cho những người
xung quanh bị tổn thương bởi những lời nói thiếu suy nghĩ của bạn nhé.
Kiên nhẫn và biết thuyết phục
Trong ứng xử với mọi người xung quanh, kiên nhẫn là một đức tính không thể thiếu nếu bạn
muốn có được lòng tin, sự yêu mến của người khác như câu nói của Napoleon “Ai bền gan thì
thắng”. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng thuyết phục, tác động lên suy nghĩ, cảm
xúc của người khác để không chỉ có được sự đồng thuận trong công việc, đạt được mục tiêu đề ra
mà còn có thể hóa giải được nhiều vấn đề phức tạp trong công việc và cuộc sống.
Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp
Đừng ngại ngần giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hay khi họ cần sự tư vấn của bạn. Đồng
nghiệp sẽ đánh giá cao hành động đẹp này và sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần ở những lần sau. Hơn
nữa, sự hòa đồng, tốt bụng của bạn sẽ là sợi dây liên kết mọi người với nhau.
Khen ngợi thật lòng
Đừng tiếc lời động viên, khen ngợi nếu biết được điểm mạnh, thành công của người khác, mà
quan trọng là lời khen đó phải chân thành, đúng thời điểm, và đúng hoàn cảnh. Giáo sự Ngô Bảo