- Tình cảm yêu thương, kính trọng.
? Anh đội viên đã cảm nhận hình ảnh
Bác như thế nào? Hiểu như thế nào về
hai câu thơ đó?
* GV bình : Hình ảnh Bác Hồ hiện ra
qua cái nhìn đầy súc động của anh
chiến sĩ vừa lớn lao, vĩ đại vừa ấm áp,
chân tình. Phải chăng chính tình cảm
bao la của Bác là ngọn lửa sưởi ấm và
xua tan cái lạnh hoang vắng của rừng
khuya, xua tan nỗi vất vả, nhọc nhằn và
sự lo lắng của mỗi người chiến sĩ? Câu
thơ ngắn gọn với hình ảnh so sánh hợp
lý vừa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại và gần
gũi , vừa thể hiện tình cảm thân thiết,
ngưỡng mộ của anh đội viên đối với
Bác.
? Trước tấm lòng bao la của Bác, anh
đội viên thổn thức, thì thầm trong câu
hỏi ân cần: “Bác ơi! Bác…không?” rồi
“Anh nằm lo Bác ốm…” Con nhận
thấy tâm trạng gì của ngưòi chiến sĩ?
- HS: Tâm trạng bồn chồn, thao thức,
lo lắng.
? Lần thứ ba thức dậy thái độ tâm trạng
của anh có gì khác so với lần trước?
Hai câu thơ “Mời Bác ngủ Bác ơi!” và
“Bác ơi! Mời Bác ngủ!” (nhấn mạnh)
có tác dụng gì trong vịêc thể hiện tâm
trạng anh chiến sĩ?
- HS: Tác dụng nhấn mạnh sự thiết tha,
năn nỉ, diễn tả tăng dần mức độ bồn
chồn, lo lắng và tình cảm chân thành
của người đội viên đối với Bác.
? Tại sao từ chỗ bồn chồn, lo lắng, anh
đội viên lại chuyển sang “vui sướng
mênh mông”?
- HS: Vì anh đã hiểu ra tình cảm yêu
thương mênh mông của Bác và được
sống trong tình cảm yêu thương ấy.
*GV bình: Được tiếp cận, được thấu
hiểu tình thương và đạo đức cao cả của
Người, anh chiến sĩ lớn thêm lên về
- Cảm nhận về hình ảnh Bác lớn lao, vĩ
đại “lồng lộng” ấm áp, gần gũi “ấm hơn”
- Lo lắng, bồn chồn khi Bác không ngủ.
- Hốt hoảng, thiết tha, năn nỉ “ Mời Bác
ngủ Bác ơi”
- Vui sướng mênh mông khi được thức
cùng Bác.
Qua diễn biến tâm trạng của người
chiến sĩ, bài thơ đã biểu hiện cụ thể, chân
thực tình cảm thương mến, kính yêu,
lòng biết ơn và niềm hạnh phúc của
người chiến sĩ nói riêng và của nhân dân
nói chung đối với Bác- vị lãnh tụ vĩ đại
mà bình dị.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí