? Làm như thế người thầy thuốc sẽ mắc
tội gì với vua?
- HS: Tội chết, như lời quan trung sứ nói:
“Phận làm tôi… chăng?”
? Em hiểu gì về người thầy thuốc qua
câu nói của ông: “Tôi có mắc tội cũng
không biết làm thế nào. Nếu người kia
không được cứu sẽ chết trong khoảnh
khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính
mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào
Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin
chịu”?
- HS: Bộc lộ nhân cách, bản lĩnh của ông
: quyền uy không thắng nổi y đức; đặt
mạng sống của người bệnh lên trên hết,
tin ở việc mình làm.
GV bình: Tình huống gay go đặt ra thử
thách y đức và bản lĩnh của vị Thái y
lệnh. Hành động ấy là minh chứng hùng
hồn nhất cho tấm lòng ngay thẳng, sạch
trong, hết lòng vì người bệnh của bậc
lương y. Không phân biệt sang hèn, bất
chấp cả quyền uy của vua chúa hay thậm
chí cả tính mạng mình, hành động theo
lương tâm người thầy thuốc. Lời nói của
ông thể hiện một thái độ vừa mềm mỏng
vừa cứng cỏi, vừa có lý, vừa có tình.
? Trị bệnh cứu người trước, vào cung
khám bệnh sau, cách xử thế can đảm đó
của người thầy thuốc đã dẫn đến kết quả
gì?
- HS: Người bệnh được cứu sống, vua
gọi là “bậc lương y chân chính”
? Đọc lại hai câu trong đoạn cuối và suy
nghĩ xem vì sao tác giả lại kết thúc
truyện như vậy? Cách kết thúc đó (không
nói đến nhân vật mà nói đến con cháu
của ông) có đề cao được y đức của vị
Thái y lệnh không?
GV bình: Cách kết thúc này không chỉ
đề cao y đức của thái y họ Phạm mà còn
khẳng định quan niệm truyền thống của
nhân dân về thuyết nhân quả: ở hiền gặp
- Chọn lựa: tính mạng của người bệnh và
tính mạng bản thân chọn tính mạng
người bệnh.
=> Bậc lương y chân chính, giỏi về nghề
nghiệp lại có lòng nhân đức vừa có tài
vừa có tâm.
3. Hạnh phúc của bậc lương y:
- Con cháu làm quan lương y, không để
sa sút nghiệp nhà.
Tài đức của Thái y lệnh họ Phạm
sống mãi vì được con cháu kế tục xứng
đáng.
4. Ý nghĩa của truyện:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí