Lời giới thiệu
Đồ ăn nhanh (fast food) có một lịch sử phát triển lâu dài, gắn với nhiều nền
văn hóa khác nhau: từ quầy bánh mì kèm trái ô-liu thời La Mã cổ đại đến
tiệm mì ở các quốc gia Đông Á và bánh mì lát của vùng Trung Đông... Song,
chỉ đến thế kỷ XX, đồ ăn nhanh mới thật sự trở thành một ngành công
nghiệp có tốc độ tăng trưởng “phi mã”.
Hơn một thập kỷ qua, đồ ăn nhanh không chỉ tạo dựng nên ngành công
nghiệp của chính mình mà còn góp phần tạo nên văn hóa. Tại Mỹ - cái nôi
của đồ ăn nhanh - năm 1970, người dân nơi đây chi khoảng 6 tỷ đô-la cho đồ
ăn nhanh; đến năm 2000, con số này đã lên tới 110 tỷ đô-la. Hiện nay, chi
phí dành cho đồ ăn nhanh của nước Mỹ lớn hơn cả chi phí cho giáo dục đại
học, máy tính cá nhân và ôtô. Ngành công nghiệp đồ ăn nhanh đã làm biến
chuyển không chỉ cơ cấu thực đơn, chế độ ăn mà cả lực lượng lao động và
văn hóa Mỹ. Việc thưởng thức đồ ăn nhanh đã trở nên tự nhiên như việc
chúng ta đánh răng, rửa mặt hàng ngày. Chính thói quen đó của người tiêu
dùng đã chứng minh một điều: Đồ ăn nhanh đã trở thành một yếu tố không
thể thiếu trong nhịp sống hiện đại.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, đồ ăn nhanh cũng nhanh chóng thâm nhập
thị trường châu Á với sự mở đường của những tên tuổi lớn như McDonald,
KFC, Burger King... Trung Quốc được coi là điểm dừng chân của
McDonald, người dân Philippines coi đồ ăn nhanh như món cơm hàng ngày,
thanh niên Nhật chọn các cửa hàng đồ ăn nhanh làm nơi hò hẹn; và ở Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các cửa hàng đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria
cũng mọc lên như nấm đã chứng tỏ sự phát triển kỳ diệu của ngành công
nghiệp này. Nhưng đồ ăn nhanh không chỉ mang đến tiện ích cho con người,
mà nó còn đem lại khá nhiều phiền toái: nguy cơ mắc bệnh béo phì, nhiễm vi
khuẩn Ecoli O157:H7...
Một câu hỏi lớn được đặt ra là: Tại sao đã biết được nguy cơ của những loại
bệnh đó, nhưng người tiêu dùng vẫn không thể cưỡng lại sức cám dỗ của đồ
ăn nhanh? Cuốn sách Củ khoai tây ngồi ghế bành (nguyên bản Fast Food
Nation) sẽ là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi đó. Được coi là một trong