Việt Nam, xăng A92- nhiêu liệu tiêu dùng phổ biến nhất, lần tăng
giá đầu tiên trong năm 2008 vào tháng 2, từ 13.000 đồng lên
14.500 đồng/lít. Xăng dầu là vật tư thiết yếu của sản xuất và
hàng hóa trong đời sống. Chính phủ Việt Nam từ lâu vẫn duy trì
sự điều tiết chặt chẽ thông qua thuế, truyền thông, và qui định
giá. Đến giữa tháng 7/2008, trước áp lực giá tăng kỷ lục của thị
trường thế giới, giá bán lẻ xăng A92 tại Việt Nam có sự điều chỉnh
lớn, tăng tới trên 30%, lên mức 19.000 đồng/lít.
Nạn đầu cơ cũng khiến giá lương thực tăng nhanh từ tháng
4 đến tháng 6/2008. Trong ba tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt
Nam lần lượt tăng 23,6%; 40,4% và 26,7%. So với tháng 1, giá
gạo xuất khẩu của tháng 4/2008 đã tăng hơn hai lần. Giá gạo
xuất khẩu của tháng 6/2008 tăng cao nhất, 1.005 USD/tấn.
Trước tình hình giá lương thực tăng cao, Việt Nam đã lựa
chọn giải pháp tạm ngừng xuất khẩu để quan sát. Trong khi đó,
các quốc gia nhập khẩu nỗ lực tích lũy lương thực để duy trì ổn
định giá cả và đảm bảo an ninh lương thực. Thực tế này dẫn tới
hai hiệu ứng đồng thời: giá lương thực tiếp tục bị đẩy lên cao; và
hành động “bơm" thêm tiền để mua lượng thực của các Chính
phủ khiến tình hình lạm phát ở nhiều quốc gia càng thêm trầm
trọng.
Lạm phát và tăng trưởng
Căn bệnh lạm phát hoành hành ở nhiều quốc gia, điển hình
là Zimbabwe với con số lạm phát 219.8% vào tháng 10./2008
Lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008. Cuối
tháng 6/2008, chỉ số giá so với kỳ gốc 2005 là 144,30%. Trong
quí III/2008, tốc độ tăng CPI giảm dần. Tính cả quí, CPI chỉ tăng
4,18 điểm %. Từ tháng 10/2008, xuất hiện dấu hiệu giảm phát khi