Đối với một mạng Ad hoc tương đối ổn định, thì kiểu cập nhật incremental – update sẽ thường được sử dụng để hạn chế lưu
lượng truyền trên mạng. Trong khi đó, full – dump sẽ được dùng trong những mạng thiếu ổn định
Quản lý sự thay đổi của Topology
Khi một node di chuyển từ nơi này đến nơi khác thì các liên kết của nó với các node láng giềng có thể không còn hiệu lực. Khi
một node phát hiện rằng liên kết đến next hop của nó không còn tồn tại thì đường đi qua next hop đó lập tức sẽ có hop – count là ∞ và
số sequence number được tăng lên 1. Sau đó node sẽ phát broadcast thông tin đó cho tất cả các node trong mạng và các node sẽ cập
nhật lại bảng định tuyến của mình.
Ưu điểm của DSDV là đảm bảo không có đường định tuyến kín bằng cách sử dụng số thứ tự để đánh dấu mỗi đường. Số thứ tự
cho biết mức độ “mới” của đường định tuyến, số càng lớn thì mức độ đảm bảo càng cao (đường R được coi là tốt hơn R’ nếu số thứ
tự của R lớn hơn, trong trường hợp có cùng số thứ tự thì R phải có số bước nhỏ hơn). Số thứ tự sẽ tăng khi nút A phát hiện ra đường
đến đích D đị phá vỡ, sau đó nút A quảng bá đường định tuyến của nó tới nút D với số bước không giới hạn và số thứ tự sẽ tăng lên.
DSDV phụ thuộc vào thông tin quảng bá định kỳ nên nó sẽ tiêu tốn thời gian để tổng hợp thông tin trước khi đường định tuyến
được đưa vào sử dụng. Thời gian này là không đáng kể đối với mạng có cấu trúc cố định nói chung (bao gồm cả mạng có dây),
nhưng với mạng Ad hoc thời gian này là đáng kể, có thể gây ra mất gói tin trước khi tìm ra được định tuyến hợp lý. Ngoài ra,
bản tin quảng cáo định kỳ cũng là nguyên nhân gây ra lãng phí tài nguyên mạng.
Giao thức DSR (Dynamic Source Routing)
DSR là giao thức định tuyến đơn giản và hiệu quả được thiết kế riêng cho mạng MANET. DSR cho phép mạng tự động tổ
chức và cấu hình mà không cần đến sự quản trị và cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng. Giao thức định tuyến DSR bao gồm hai cơ chế:
Route Discovery và Route Maintenance, nhờ hai cơ chế này mà các node có thể tìm và duy trì được các đường đi đến các node trong
mạng.
Một đặc tính nổi bật khác của DSR là nó sử dụng kỹ thuật định tuyến Source Routing, khi đó bên gởi sẽ biết toàn bộ thông tin
đường đi đến đích, điều này giúp cho việc định tuyến trên mạng không bị hiện tượng vòng lặp (loop) làm tăng hiệu năng của mạng.
Để định tuyến được thì trong phần header của packet lưu giữ thêm thông tin về source route. Thông tin về bảng định tuyến được lưu
trong bảng route cache. Khi một node trong mạng Ad hoc muốn gởi dữ liệu đến một node đích nó sẽ tìm kiếm thông tin trong route
cache, nếu chưa có thông tin về đường đi thì node nguồn sẽ khởi động tiến trình route discovery để tìm kiếm con đường đi đến đích.
Cơ chế Route Discovery
Route Discovery cho phép các host trong mạng Ad hoc tìm kiếm đường đi đến đích một cách tự động thông qua các node trung
gian. Tiến trình route discovery sẽ phát một broadcast gói Route Request ( RREQ) lên mạng. Ngoài các trường bình thường, thông tin
trong gói RREQ còn chứa một số request _ ID là một số được tạo ra bởi node nguồn và là số không trùng nhau. Khi một node nhận
gói RREQ, nó sẽ tiến hành kiểm tra như sau:
- Bước 1: Nó kiểm tra xem đây có phải là lần đầu tiên nó nhận gói RREQ có địa chỉ đích và số request _ ID hay không?
Nếu không phải thì nó sẽ loại bỏ gói tin này và không xử lý. Ngược lại, sang bước tiếp theo.
- Bước 2: Nó kiểm tra trong trường source route của gói RREQ đã có địa chỉ của nó hay chưa? Nếu đã tồn tại thì nó cũng sẽ
loại bỏ gói tin đó và không xử lý thêm. Ngược lại, qua bước 3.