Ảo hóa là một thuật ngữ có thể được sử dụng trong rất nhiều trường hợp nhưng
chủ yếu phổ biến nhất là Ảo hóa hệ điều hành. Hệ điều hành ảo có nghĩa là nhiều
hệ điều hành chạy đồng thời trên cùng một hệ thống phần cứng. Có một số loại ảo
hóa khác bao gồm phần mềm ảo, mạng ảo, lưu trữ ảo và máy chủ ảo.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới vấn đề ảo hóa hệ điều hành trong hệ
thống phổ biến nhất: Windows.
Thuật ngữ sử dụng
Trước khi đi sâu vào thảo luận về các giải pháp thực tế, chúng ta phải nắm rõ các
thuật ngữ được sử dụng trong hệ điều hành ảo.
Host: là hệ điều hành chủ mà các giải pháp phần mềm ảo hóa sẽ được cài
đặt trên nó. Nói một cách cụ thể thì nó là hệ điều hành chính, cài đặt trực
tiếp trên phần cứng máy tính đang sử dụng và phần mềm ảo hóa sẽ cài đặt
trên nó.
Guest: là hệ điều hành được chạy bên trong phần mềm ảo hóa.
1. Microsoft Virtual PC
Microsoft Virtual PC là một sản phẩm ảo hóa miễn phí từ Microsoft. Phiên bản
mới nhất của nó là Virtual PC 2007. Nó có thể cài đặt được hầu như bất kỳ hệ điều
hành Guest nào, nhưng chỉ được hỗ trợ trên một vài Host như:
Windows Vista Business, Enterprise và Ultimate
Windows Server 2003 Standard Edition (32-bit và 64-bit)
Windows XP Professional (32-bit và 64-bit)
Windows XP Tablet PC Edition
Mặc dù Virtual PC làm được mọi thứ mà một phần mềm ảo hóa tiêu chuẩn có thể
làm nhưng nó có một vài hạn chế nhất định. Nó không hỗ trợ thiết bị USB và
không thể lưu ảnh chụp nhanh (snapshots) các máy ảo. Ngoài những hạn chế này
thì Virtual PC khá nhanh, đặc biệt là nếu bạn muốn cài đặt bất kỳ phiên bản
Windows nào như là một Guest.