Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: Cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả
cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con
người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong
những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những
sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống:
"Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi "người đồng mình"
đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.
Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những
đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say
lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó
khăn, gian khổ:
"Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn".
Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn", tác giả muốn nhấn
mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó
khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững
chắc, kiên cường:
"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục"
Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng
cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền
thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu
chí khí, niềm tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự
hào.
Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc
lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho cọn. Người cha
muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận
những khó khăn, vất vả để có thể:
"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh