2
phần tử phải đảm bảo sao cho vừa quản lý toàn diện và chặt chẽ hệ thống, vừa
phát huy tính năng động của các phần tử.
+ Mức độ phức tạp của hệ thống tăng lên theo số lượng phân tử có trong
hệ. Vì vậy cần tổ chức ra sao cho việc quản lý một hệ thống phải hợp lý dựa
trên các mối quan hệ của các phần tử.
+ Trong quả trình vận động, hệ thống có một mục tiêu chung và các đơn
vị thành phần có các mục tiêu riêng. Vấn đề quan trọng là phải kết hợp hài hoà
mục tiêu chung và mục tiêu riêng , lấy mục tiêu chung làm trọng. Điều này có
nghĩa là không được nhấn mạnh mục tiêu chung, giảm mục tiêu riêng; nhưng
cũng không nên đối lập mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Cần tổ chức mối quan
hệ và lợi ích hài hoà , phối hợp và thiết kế các mục tiêu chung và riêng.
c. Phân loại hệ thống
+ Theo tính chất của hệ thống
Hệ thống kín
Hệ thống mở
Tuy nhiên nhìn chung các quan điểm đều chọn hệ thống mở. Trong việc
lựa chọn hai hệ thống này để áp dụng tổ chức doanh nghiệp cần xác định hệ
thống sẽ mở và kín như thế nào cho hợp lý, mở phải có định hướng lựa chọn
thời điểm mở hợp lý để tạo cơ hội trong kinh doanh.
+ Theo nội dung hoạt động của hệ thống
Hệ thống chính trị
Hệ thống hành chính
Hệ thống kinh tế - xã hội
Hệ thống khoa học - công nghệ
+ Theo phạm vi hoạt động
Hệ thống lớn
Hệ thống vừa
Hệ thống nhỏ.
2. Hệ thống quản lý
a. Khái niệm :
Hệ thống quản lý là một hệ gồm hai phân hệ : phân hệ một đóng vai trò
CHỦ THỂ QUẢN LÝ, phân hệ hai đóng vai trò ĐỐI TƯỢNG BỊ QUẢN LÝ.
Với hệ sản xuất kinh doanh chủ thể quản lý tác động tới đối tượng bị quản
lý bằng những cái gọi là quyết định. Đối tượng bị quản lý trong hệ sản xuất là
nơi biến đổi 3 đầu vào : đối tượng lao động (X); lao động (L); vốn (V). Thông
qua quá trình biến đổi F ( công nghệ sản xuất, tổ chức lao động, cơ chế quản lý
để biến đổi thành đầu ra Y ( chủng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, chất