Đồng hành cùng độc giả
Cuốn sách này được viết cho tất cả những ai hứng thú thực hành công việc
quản lý − bản thân nhà quản lý, những đối tượng làm việc cùng nhà quản lý
(trong các khâu lựa chọn, đánh giá và phát triển, v.v…), và cả những ai
muốn hiểu về công việc quản lý thấu đáo hơn (giới học giả, giáo viên, sinh
viên, những thành phần không-phải-nhà-quản-lý). Mỗi người lại có nhu cầu
khác nhau, vậy nên tôi sẽ đưa ra một vài chỉ dẫn.
Trước tiên, hãy lưu ý rằng tôi nhấn mạnh những câu then chốt trong toàn
bộ cuốn sách bằng cách in đậm nghiêng chúng, nhằm cung cấp một bản tóm
tắt liên tục các luận điểm chính yếu của sách. Nếu bạn là một trong những
nhà quản lý bận rộn như được mô tả ở Chương 2, hay chỉ là một người luôn
phải dè sẻn thời gian, hãy sử dụng những câu then chốt này để theo dõi mạch
thảo luận, tìm hiểu sâu hơn về các luận điểm mà bạn cảm thấy hào hứng
nhất.
Hai chương đầu tiên trong cuốn sách này rất ngắn gọn và rõ ràng: chúng
đóng vai trò thể hiện tinh thần chung của cuốn sách. Hai chương tiếp sau dài
và phức tạp hơn, vì chúng nhắm vào bản chất của công việc quản lý − một
thứ không đơn giản chút nào. Còn hai chương cuối cùng, với độ dài vừa
phải, thì càng được ứng dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ càng thú vị. Mỗi phần
được mô tả tóm lược như sau:
Chương 1: Công việc quản lý ở vị trí hàng đầu. Chương này giới thiệu
chung về cuốn sách và quan điểm của tôi về công việc quản lý.
Chương 2: Những động lực của công việc quản lý. Chương này khá dễ
đọc và có thể lướt qua. Có lẽ bạn sẽ muốn dành sự chú ý đặc biệt vào phần
cuối chương – “Tác động của Internet.”
Chương 3: Một mô hình quản lý. Chương này phức tạp hơn, giới thiệu về
những vấn đề mà tôi coi là căn bản của công việc quản lý. Bạn có thể nắm
bắt được khá rõ ràng từ những câu then chốt được in đậm nghiêng, nhưng tôi
thì không thể tách riêng biệt một phần đơn lẻ nào đó; như tôi kết luận, đây là
một mô hình mà mỗi phần cấu thành không thể bị tách riêng rẽ. Những độc
giả am hiểu ít nhiều về công việc quản lý sẽ thấy Chương 2 và Chương 3 là
hữu ích nhất.
Chương 4: Muôn mặt công việc quản lý. Đây là chương viết khó khăn
nhất và có lẽ cũng khó đọc nhất − bởi tôi tin vào tính đa dạng phong phú của
công việc quản lý. Phần “Các vị thế trong công việc quản lý” sẽ quy nạp
những ý kiến của chương này lại với nhau. Một loạt luận điểm trái chiều
trong chương này, đặc biệt là về sự thất bại của các nhân tố có vẻ là then
chốt (ví như văn hóa và phong cách cá nhân), nhằm lý giải về những gì nhà