5
chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc. Đây là đặc
điểm mang tính đặc thù của cách mạng Việt Nam, cùng với mục tiêu độc
lập dân tộc, mục tiêu xã hội chủ nghĩa được đặt ra trực tiếp.
II. ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC - CON
ĐƯỜNG MÀ ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA ĐÃ LỰA CHỌN.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc Việt Nam đã được giải phóng.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng là xác định con đường
xây dựng đất nước ở miền Bắc. Miền Bắc lúc này đang đứng trước ba
khả năng phát triển:
Một là, hướng theo con đường tư bản chủ nghĩa: Đây là con đường
không hiện thực vì đi ngược lại mục tiêu của Đảng và nguyện vọng của
đông đảo nhân dân miền Bắc. Giai cấp tư sản dân tộc đã mất khả năng
lãnh đạo cách mạng, bộ phận tư sản còn lại ở miền Bắc yếu ớt cả về
chính trị và kinh tế, không đủ sức hướng đất nước đi theo con đường tư
bản chủ nghĩa.
Hai là, dừng lại ở sản xuất nhỏ một thời gian. Đây chỉ là một giải
pháp trung gian, tạm thời, vì nền sản xuất nhỏ phân hóa theo hai hướng:
Nếu tự phát sẽ hướng theo con đường tư bản chủ nghĩa, nếu có hướng
dẫn sẽ theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Ba là, Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng
(8/1955) chủ trương: “Củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân,
tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội”.
Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc trong điều
kiện hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có