cứu và tìm ra nhiều loại polyme có khả năng dẫn điện khác như
polyphenyline, polypyrrole, polyazuline, polyaniline hoặc các copolyme như
copolyme chứa pyrrole, thiophene, poly 2-5 dithienyl pyride. Khả năng dẫn
điện của các polyme và các copolyme có được là do trong chuỗi polyme có
hệ liên kết liên hợp nằm dọc theo toàn bộ chuỗi polyme do đó nó tạo ra
đám mây điện tử linh động nên điện tử có thể chuyển động từ đầu chuỗi
đến cuối chuỗi polyme dễ dàng. Tuy nhiên, việc chuyển dịch điện tử từ
chuỗi polyme này sang chuỗi khác gặp phải khó khăn. Các nguyên tử ở hai
chuỗi phải xen phủ với nhau thì việc chuyển điện tử từ chuỗi này sang chuỗi
khác mới có thể được thực hiện. Do vậy, các polyme đơn thuần hoặc các
copolyme có độ dẫn điện không lớn và để tạo ra vật liệu có độ dẫn điện cao
(hight- conductive polymer) từ các polyme người ta cài các tạp (dopant) vào
màng để tạo ra vật liệu có độ dẫn điện cao hơn.
Các phụ gia pha tạp cũng rất đa dạng và phong phú đồng thời tuỳ thuộc
vào từng loại màng mà ta cần cho quá trình pha tạp.
Chẳng hạn với màng polyacetylen ta có thể dùng các muối halogen của
kim loại chuyển tiếp. Ví dụ: TiCl4, ZnCl4, HgCl4, NbCl5, TaCl5, TaBr5,
MoCl5, WCl3 và các muối Halogen của các kim loại không phải chuyển tiếp:
TeCl4, TeCl5, TeI4, SnCl4 làm các chất pha tạp. Còn với poly (p-phenylen) ta
có thể dùng AuCl3-CuCl2 làm chất pha tạp.
Trong khi đó với polypyrole việc tổng hợp của polyrrole trong muối
amoni của dạng R4NX trong đó R là alkyl, aryl, radical và X có thể là Cl-, Br-
, I-, ClO-4, BF-4, PF-6 hoặc các muối của kim loại dạng MX trong đó M có thể
là: Li, Na, As và X là BF-4,ClO-2, PF-6, CF3SO43-, AsF63-, CH3C6H4SO3- và
màng polypyrrole thu được trong các muối trên sẽ cho độ dẫn điện lớn nhất
do sự cộng kết của các anion của các muối này lên trên màng Polypyrrole.