Khi nghiên cứu về tính chất của một chất khí nào đó, một câu hỏi được đặt ra là
chất khí đó nặng hơn hay nhẹ hơn chất khí đã biết bao nhiêu, hoặc nặng hay nhẹ hơn
không khí bao nhiêu?
b) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Bằng cách nào có thể biết được khí A
nặng hay nhẹ hơn khí B? (15 phút)
- GV: Người ta bơm khí nào vào bóng
bay để bóng bay, bay lên được?
- GV: Nếu bơm khí oxi hoặc khí
cacbonic thì bóng bay có bay lên cao
được không? Vì sao?
- GV: Để biết được khí này nặng hơn
hay nhẹ hơn khí kia và nặng hay nhẹ
hơn bao nhiêu lần ta dùng khái niệm tỉ
khối của chất khí.
- GV: Viết công thức tính dA/B lên bảng
phụ và gọi một học sinh giải thích các kí
hiệu có trong công thức.
- GV: Treo đề bài tập lên bảng
Bài tập 1:
Hãy cho biết khí CO2, khí Cl2 nặng
hơn hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu
lần?
- HS: Bơm khí hiđro vào bóng bay thì
bóng bay sẽ bay lên.
- HS: Nếu bơm khí oxi hoặc khí
cacbonic thì bóng bay không bay lên
được
Vì khí CO2, O2 nặng hơn không khí.
- HS: Trong đó:
dA/B là tỉ khối của khí A so với khí B.
MA là khối lượng mol của khí A
MB là khối lượng mol của khí B
Page 2