Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS biết:
- Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
2. Kỹ năng:
- Viết phương trình hóa học.
- Quan sát và nhận xét thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao, hứng thú với môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại nêu vấn đề, thí nghiệm biểu diễn.
III. CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ, hóa chất: Zn viên, dd HCl, đường kính trắng, ống nghiệm, đèn
cồn, kẹp gỗ
IV. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phản ứng hoá học là gì? Cho 1 ví dụ về phản ứng hoá học? Viết phương
trình chữ. Cho biết chất tham gia, sản phẩm của phản ứng hoá học đó?
3. Bài mới :
a. Vào bài:
- Chúng ta đã biết về phản ứng hoá học là gì, bản chất của phản ứng hóa học
ra sao. Dấu hiệu nào để nhận biết được có phản ứng hóa học xảy ra?
b. Bài dạy:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động . Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
- GV tiến hành thí nghiệm: Zn + HCl. Yêu
cầu HS quan sát, nhận xét: có phản ứng
hóa học xảy ra hay không? Vì sao?
- GV: Làm thí nghiệm: Nhiệt phân đường.
Yêu cầu HS nêu dấu hiệu phản ứng.
- GV hỏi: Đốt củi ta sẽ thấy điều gì?
- GV: Vậy, có những dấu hiệu nào để nhận
biết có phản ứng hoá học xảy ra?
- GV yêu cầu HS khái quát lại các dấu hiệu
nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra
II. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
PHẢN ỨNG HÓA HỌC:
Sự thay đổi về:
+ Màu sắc
+ Trạng thái (Tạo ra chất rắn không
tan [kết tủa], tạo ra chất khí).
+ Sự tỏa nhiệt.
+ Sự phát sáng
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: