ở một nhiệt độ nhất định:
- Dung dịch chưa bão hào là dung dịch còn
có thể hoà tan thêm chất tan.
- Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể
hoà tan thêm chất tan.
Ví dụ: ở 200 C
10 gam nước hoà tan tối đa 20 gam đường
Dung dịch nước đường bão hoà.
10 gam nước hoà tan 10 gam đường
Dung
dịch nước đường chưa bão hoà.
III. Làm thế nào để quá trình hoà tan chất
rắn trong nước xảy ra nhanh hơn
Muốn cho quá trình chất rắn tan nhanh trong
nước ta thực hiện các biện pháp sau:
1. Khuấy dung dịch.
2. Đun nóng dung dịch.
3. Nghiền nhỏ chất rắn.
- GV: Yêu cầu HS tiếp tục cho thêm nhiều
đường vào cốc ở thí nghiệm 1, khuấy nhẹ, quan
sát, nêu hiện tượng.
- HS: Làm thí nghiệm, nêu hiện tượng: Còn
một lượng đường không tan hết.
- GV: Dung dịch nước đường ban đầu tiếp tục
tan đường, dung dịch đó là dung dịch chưa bão
hoà, chắt lấy dung dịch sau thí nghiệm, ta được
dung dịch nước đường không thể hoà tan thêm
được bất kì một lượng đường nào nữa, cùng ở
nhiệt độ giống nhau, gọi là dung dịch bão hoà.
Em hãy cho biết: ở một nhiệt độ nhất định thế
nào là dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão
hoà?
- HS: ở một nhiệt độ nhất định:
+ Dung dịch chưa bão hào là dung dịch còn có
thể hoà tan thêm chất tan.
+ Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể
hoà tan thêm chất tan.
- GV: Xét dung dịch của một chất bão hoà hay
chưa phải ở cùng một nhiệt độ giống nhau.
Muốn tạo ra dung dịch bão hoà từ dung dịch
chưa bão hoà ta cho thêm chất tan dư, ngược lại
ta cho thêm dung môi.
Hoạt động 3: Làm thế nào để quá trình
hoà tan
chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn
- GV: Muốn cho quá trình chất rắn tan nhanh
trong nước ta phải làm gì?
- HS: Muốn cho quá trình chất rắn tan nhanh
trong nước ta thực hiện các biện pháp sau:
- Khuấy dung dịch.
- Đun nóng dung dịch.
- Nghiền nhỏ chất rắn.