Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS biết:
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này
thành chất khác.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành
chất khác.
2. Kỹ năng:
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng
vật lí và hiện tượng hoá học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao, hứng thú với môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại nêu vấn đề, sử dụng thí nghiệm trực quan.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: ống nghiệm, bột lưu huỳnh, bộ sắt, nam châm, đường, đèn cồn, kẹp
gỗ.
IV. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Giảng bài mới:
a. Vào bài:
- Ở chương trước chúng ta đã nghiên cứu về chất. Trong chương này
chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về phản ứng. Trước hết chúng ta cần xem xét chất có
thể xảy ra những biến đổi gì, thuộc loại hiện tượng nào.
b. Bài giảng:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hiện tượng vật lý
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK: sự
chuyển trạng thái của nước; quá trình hòa
tan muối vào nước và cô cạn. Nhận xét,
rút ra kết luận.
- HS nghiên cứu sgk, nêu nhận xét, rút ra
kết luận
I. HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ:
- Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất
biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất
ban đầu.
Hoạt động 2: Hiện tượng hóa học
- GV tiến hành thí nghiệm 1: trộn đều
hỗn hợp bột Fe và bột S, chia thành hai
phần:
+ Phần 1: đưa nam châm lại gần.
II. HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC:
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng
chất biến đổi có tạo ra chất khác.