CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ (T2)
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu: Số e có trong mỗi lớp, phân lớp.
II. Trọng tâm: Obitan
III.Chuẩn bị:
-GV: giáo án
-HS: xem bài trước
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về số electron tối
đa trong 1 phân lớp.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau và
ghi thông tin vào bảng:
? số electron tối đa có trong phân lớp s?
? số electron tối đa có trong phân lớp p?
? số electron tối đa có trong phân lớp d?
? số electron tối đa có trong phân lớp f?
* GV cung cấp: Phân lớp e đã có đủ số e
tối đa gọi là phân lớp e bão hoà.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về số electron tối
đa trong 1 lớp.
GV đàm thoại gợi mở với HS để dẫn dắt
các em điền vào bảng
? Lớp thứ 1 (lớp K) có bao nhiêu phân lớp,
đó là phân lớp nào và chứa tối đa bao nhiêu
electron?
? Lớp thứ 2 (lớp L) có bao nhiêu phân lớp,
đó là phân lớp nào và chứa tối đa bao nhiêu
electron?
- Lớp thứ 3 và 4 tương tự.
HS tự điền vào bảng
GV gọi 1 HS lên bảng điền, sau đó nhận
xét kết luận.
-Từ các nhận xét trên, yc HS rút ra số
electron tối đa của lớp thứ n được tính ntn?
-Nếu HS không trả lời được thì GV phân
tích
GV lấy VD: Dựa vào công thức này em
hãy tính lớp thứ tư (lớp N, n=4) chứa tối đa
bao nhiêu electron?
III – Số electron tối đa trong 1 phân lớp, 1
lớp.
1. Số electron tối đa trong 1 phân lớp.
Phân lớp Số obitan Số electron tối đa
s 1 2
p 3 6
d 5 10
f 7 14
2. Số electron tối đa trong 1 lớp.
Lớp Số phân lớp Số electron tối đa
1 (K) 1s 2
2 (L) 2s 2p 8
3 (M) 3s 3p 3d 18
4 (N) 4s 4p 4d 4f 32
Số e tối đa của lớp thứ n là 2n2 e(0<n