LUYỆN TẬP: OXI - LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá của nguyên tố
với những tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh
- Tính chất hoá học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trạng thái oxi hoá
của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất
- Phương pháp điều chế SO2, SO3, H2SO4
2. Kỹ năng:
- Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng
- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit và muối khác
- Tính khối lượng muối thu được khi cho SO2 tác dụng với dung dịch NaOH
- Tính khối lượng, phần trăm kim loại trong hỗn hợp khi tác dụng với axit
H2SO4
Trọng tâm: Hoàn thành sơ đồ phản ứng, nhận biết các chất, tính phần trăm
kim loại
3. Tư tưởng: Tích cực, chủ động
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi và BT
2. Học sinh: Học bài cũ và làm BT VN trước khi đến lớp; Chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Tiết 2
1. Ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 4: Đặt vấn đề:
Mục tiêu: Đặt vấn đề, hướng dẫn học sinh
giải quyết vấn đề.
- GV: Dùng nam châm gắn 4 BT lên bảng
và yêu cầu HS thảo luận trong 5p để giải
(Mỗi BT 2 nhóm HS)
HS: Thảo luận theo HD của GV và cử đại
diện lên bảng trình bày.
* BT1 : Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển
hoá sau:
FeS2SO2 H2SO4 SO2SO3H2SO4
* BT2: Từ quặng pirit, muối ăn, nước, không
khí và các điều kiện có đủ. Hãy viết PTHH
điều chế Fe(OH)3?
* BT3: Nhận biết các dung dịch sau:
Ca(NO3)2; K2SO4; Na2CO3; KNO3
* BT4: Cho 40 gam hỗn hợp Fe-Cu tác dụng
vừa đủ với dung dịch H2SO4 98% nóng, thu
được 15,68 lít SO2 (đkc)
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại
trong hỗn hợp?
b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã
dùng?