TÓM TẮT
PHAN HỮU XUÂN, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2005, “BƯỚC
ĐẦU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ ĐIỀU
(Anacardium occidental L.) TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH BẰNG KỸ THUẬT RAPD”.
Giảng viên hướng dẫn: TS. BÙI MINH TRÍ.
Thời gian thực hiện từ tháng 3/2006 đến tháng 6/2006 tại tỉnh Bình Định và tại Trung
tâm Phân tích Thí nghiệm Hoá Sinh, trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.
Đề tài được thực hiện trên đối tượng là cây điều hiện đang được trồng tại tỉnh Bình
Định. Cây điều là một loại cây công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Để có thể đề ra một
chiến lược phát triển cây điều lâu dài đem lại lợi ích kinh tế cao, phải có những chương
trình bảo tồn, phổ biến những giống điều tốt, thích nghi trên diện rộng và lai tạo những
giống điều có chất lượng ưu việt so với các giống hiện có. Muốn vậy trước hết phải đánh
giá được mức độ đa dạng di truyền của quần thể cây điều hiện có. Do đó, chúng tôi sử
dụng kỹ thuật RAPD
Các kết quả đạt được:
Thu thập được 50 mẫu lá của những cây điều có những đặc điểm nổi bật (về
năng suất, đặc điểm thực vật học,…) trên địa 3 huyện của tỉnh.
Thực hiện tách chiết DNA 50 mẫu lá, kết quả thu được 50 mẫu DNA có chất
lượng đạt yêu cầu để thực hiện kỹ thuật RAPD.
Thực hiện phản ứng PCR – RAPD sử dụng primer 11 với 50 mẫu DNA, kết
quả có 50 mẫu thực hiện thành công. Nhận diện được 8 band, trong đó có 6 band đồng
hình và 2 band đa hình. Những band đa hình có độ dài khoản650 base pairs,850 base pairs
có thể là những band đặc trưng của cây điều khi thực hiện phản ứng PCR – RAPD sử
dụng primer 11. Những band đồng hình có độ dài khoảng 200 base pairs, 400 base pairs,
600 base pairs, 700 base pairs, 750 base pairs, 800 base pairs, 900 base pairs, có thể là
những band đặc trưng của cây điều khi thực hiện phản ứng PCR – RAPD Những band đa