DANH MỤC TÀI LIỆU
Hoạt động kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam được nâng cao
Hoạt động kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam được nâng cao
Mục đích của kiểm toán nội bộ (KTNB) là nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của tổ
chức, thông qua những góp ý mang tính xây dựng (Enofe và cộng sự, 2013). Các tổ chức
có chức năng KTNB hữu hiệu và hiệu quả sẽ hoạt động có hiệu quả cao hơn những tổ
chức không có chức năng phát hiện gian lận trong tổ chức (Corama và cộng sự, 2006;
Omar & Abu Bakar, 2012; Radu, 2012). Do đó, việc nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp
giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động KTNB tại các doanh nghiệp (DN) là một việc làm
cần thiết thực hiện.
1. Đặt vấn đề
KTNB là công cụ kiểm tra - kiểm soát hữu hiệu, giúp DN phát hiện và khắc phục kịp thời
những yếu kém trong hệ thống quản lý thông qua bộ phận này, nhà quản lý sẽ có được
thông tin trung thực, chính xác và kịp thời về tình hình hoạt động của DN, từ đó đưa ra
quyết định quản lý đúng đắn (Nguyễn Thị Khánh Vân, 2018). Hiện nay, trong các DN
Việt Nam, việc tổ chức KTNB vẫn chưa được xem trọng, có rất ít các DN tổ chức thành
lập bộ phận KTNB hoặc việc tổ chức còn mang tính hình thức chưa đúng với bản chất,
chức năng của KTNB (Đặng Văn Quang, 2017) do nhà quản trị tài chính DN phần lớn là
các đại diện chủ sở hữu, chứ không phải người chủ thực sự của DN, nên họ không đặt
nặng vấn đề KTNB trong DN, tâm lý chung của người Việt là muốn ít bị kiểm tra, đánh
giá, nên trong nhiều trường hợp, các nhà quản trị thậm chí còn xem đó là bất lợi trong
hoạt động quản trị, quản lý của mình (Nguyễn Minh Trang, 2017). Tuy nhiên, theo xu thế
phát triển của kinh tế thế giới, nhiệm vụ, chức năng và vai trò của KTNB đã mở rộng,
thay đổi và chuyển sang các vấn đề quản lý hơn là các vấn đề kế toán (Feizizadeh, 2012;
Hellman, 2011). Do đó, vấn đề đặt ra cho các DN Việt Nam hiện nay là cần có những
giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động KTNB tại
đơn vị.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB tại các DN Việt Nam
Xây dựng chiến lược
Nhằm phát triển một khung chiến lược phù hợp, bộ phận KTNB phải xác định kỳ vọng
của nhà lãnh đạo, nhà quản lý cấp cao về giá trị mà hoạt động KTNB mang lại cho tổ
chức. Trên cơ sở mô tả nhiệm vụ, chức năng của hoạt động KTNB trong điều lệ, quy chế
kiểm toán để xây dựng chiến lược phát triển chính thức cho hoạt động KTNB tại đơn vị.
Giai đoạn đầu, KTNB nên tập trung vào các lĩnh vực kiểm toán tuân thủ trong thực hiện
nghiệp vụ; cải thiện quy trình kiểm soát nội bộ. Trong các giai đoạn tiếp theo, KTNB tập
trung vào các hoạt động cải thiện quy trình kinh doanh, quản lý rủi ro, quản trị doanh
nghiệp. KTNB luôn phải đảm bảo chất lượng công việc của mình và thường xuyên đổi
mới nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ có chất lượng và hiệu quả vừa tuân thủ đúng
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, tuân thủ các quy định của Nhà nước, tuân thủ các quy
định, quy chế trong nội bộ DN mà còn phát triển theo xu hướng hội nhập kế toán - kiểm
1
toán quốc tế.
Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy KTNB
Bộ máy KTNB nên xây dựng theo mô hình tập trung tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của
DN. Các DN nên xây dựng trình tự thiết lập và vận hành bộ máy KTNB cả trong ngắn
hạn và dài hạn để phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Khi mạng lưới KTNB được mở
rộng, bộ phận KTNB cần được tách riêng với các phòng ban khác để đảm bảo tính độc
lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ.
Xây dựng quy trình KTNB
Điều lệ KTNB cần được ban hành dưới sự phê duyệt của hội đồng quản trị sau khi đã
tham khảo ý kiến của ban giám đốc và ban kiểm soát. đồng thời trưởng ban kiểm soát
cũng cần phê duyệt sổ tay KTNB về các quy trình kiểm toán. Định kỳ phải cập nhật
những thông tin về quy trình kiểm toán, chương trình kiểm toán mẫu đối với các lĩnh vực
chưa được đề cập trong sổ tay lần đầu tiên để không ngừng hoàn thiện. Bên cạnh đó, quy
trình KTNB trong DN cần phải được xây dựng đầy đủ như sau:
- Lập kế hoạch kiểm toán.
Tìm hiểu mong muốn của các bên liên quan. Bộ phận KTNB cần có hiểu biết rõ ràng về
kỳ vọng của các bên liên quan đến hoạt động kiểm toánT, để làm cơ sở cho việc lập kế
hoạch; Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán; Lập chương trình kiểm toán.
- Thực hiện KTNB
Thực hiện các thủ tục và các bước kiểm toán đã được thể hiện trong kế hoạch kiểm toán;
Ghi chép hồ sơ kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên nội bộ
(KTVNB) cần tiến hành ghi chép một cách đầy đủ, hợp lý các công việc của họ vào giấy
tờ làm việc. Các phát hiện trong quá trình kiểm toán cần được ghi chép một cách kịp thời
kèm theo các bằng chứng kiểm toán.
- Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
Khi lập báo cáo KTNB, KTVNB cần làm rõ các yếu tố bao gồm tiêu chí đánh giá, thực tế
thu thập kèm theo các bằng chứng thu thập trong quá trình KTNB, nguyên nhân, ảnh
hưởng của sự khác biệt giữa tiêu chí đánh giá và thực tế; ý kiến kết luận là những đánh
giá về ảnh hưởng của các vấn đề ghi nhận và ý kiến đối với các hoạt động được rà soát.
- Theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán
Theo dõi việc thực hiện kiến nghị của KTNB là giai đoạn cuối của một qui trình KTNB
nhằm đảm bảo kết quả kiểm toán được sử dụng nhằm cải tiến mọi hoạt động của đơn vị.
Phát triển nhân sự KTNB
Xây dựng quy trình tuyển dụng công khai và minh bạch nhằm đảm bảo tuyển dụng
những người có trình độ, kinh nghiệm phù hợp, có năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Số
lượng KTVNB phụ thuộc vào phạm vi kiểm toán của từng năm và mức độ phức tạp của
2
từng cuộc kiểm toán.
Các DN nên xem xét việc tăng số lượng kiểm toán viên, tăng chất lượng KTVNB thông
qua đào tạo để đáp ứng với việc mở rộng quy mô và chất lượng kiểm toán.
Xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin (CNTT)
Việc phát triển và duy trì một đội ngũ KTVNB có chuyên môn về lĩnh vực CNTT là rất
quan trọng khi hầu hết các hoạt động của DN hiện nay đều được hiện đại hoá và ứng
dụng CNTT. Trong ngắn hạn bộ phận KTNB của các DN cần phải có khả năng thực hiện
kiểm toán đối với các cấu phần chính của các kiểm soát chung về CNTT bao gồmV: các
chính sách chung, quy trình phát triển hệ thống, hoạt động về máy tính, những thay đổi
về chương trình và truy cập đến các chương trình và dữ liệu. Trong dài hạn, bộ phận
KTNB cần có khả năng kiểm toán các kiểm soát tự động và sử dụng các kỹ thuật kiểm
toán có sự trợ giúp của máy tính để hỗ trợ việc kiểm toán thông thường và kiểm toán tiếp
tục. Bên cạnh đó, các DN nên xem xét việc cài đặt phần mềm kiểm toán để nâng cao hiệu
quả hoạt động của đội ngũ kiểm toán.
Xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB
Các chỉ tiêu, tiêu chí để đo lường hiệu quả hoạt động của phòng KTNB của các DN nên
dựa vào các lĩnh vực: Nhân sự, hiệu quả, chất lượng, chi phí và báo cáo.
Nhân sự: Tiêu chí hoạt động dựa chính cụ thể là số năm làm việc trung bình trong lĩnh
vực KTNB, tỷ lệ phần trăm kế hoạch đào tạo được sử dụng...
Tính hiệu quả: Tiêu chí đo lường để xem xét tính hiệu quả là tỷ lệ phần trăm các khuyến
nghị được chấp nhận, khoảng thời gian từ lúc có báo cáo cuối cùng đến lúc thực hiện các
khuyến nghị,...
Chất lượng: Tiêu chí đánh giá xem xét có thể là số lượng các ý kiến về hoạt động kiểm
toán.
Chi phí: Mức độ hoàn thành kế hoạch kiểm toán, số giờ kiểm toán thực tế so với số giờ
được lập kế hoạch, tổng chi phí để thực hiện cuộc kiểm toán,...
Báo cáo: Số lượng các báo cáo được lập, khoảng thời gian thực hiện,.../.
3
thông tin tài liệu
Hoạt động kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam được nâng cao Mục đích của kiểm toán nội bộ (KTNB) là nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của tổ chức, thông qua những góp ý mang tính xây dựng (Enofe và cộng sự, 2013). Các tổ chức có chức năng KTNB hữu hiệu và hiệu quả sẽ hoạt động có hiệu quả cao hơn những tổ chức không có chức năng phát hiện gian lận trong tổ chức (Corama và cộng sự, 2006; Omar & Abu Bakar, 2012; Radu, 2012). Do đó, việc nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động KTNB tại các doanh nghiệp (DN) là một việc làm cần thiết thực hiện. 1. Đặt vấn đề KTNB là công cụ kiểm tra - kiểm soát hữu hiệu, giúp DN phát hiện và khắc phục kịp thời những yếu kém trong hệ thống quản lý thông qua bộ phận này, nhà quản lý sẽ có được thông tin trung thực, chính xác và kịp thời về tình hình hoạt động của DN, từ đó đưa ra quyết định quản lý đúng đắn (Nguyễn Thị Khánh Vân, 2018). Hiện nay, trong các DN Việt Nam, việc tổ chức KTNB vẫn chưa được xem trọng, có rất ít các DN tổ chức thành lập bộ phận KTNB hoặc việc tổ chức còn mang tính hình thức chưa đúng với bản chất,
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×