DANH MỤC TÀI LIỆU
Học sinh mầm non và việc dạy tiếng Anh cho trẻ

Học sinh mầm non và việc dạy tiếng Anh cho trẻ

1. Xây dựng một thói quen sử dụng tiếng Anh trong ngày

Đối với những quốc gia coi tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2, điều này có thể không mấy quá khó khăn; nhưng với một quốc gia chỉ coi tiếng Anh như một ngoại ngữ thông thường như Việt Nam, để tập cho bé có một thói quen sử dụng tiếng Anh trong ngày cần khá nhiều công sức và thời gian. Việc chúng ta cần làm là xác định một “khung giờ tiếng Anh” và gắn chúng với những hoạt động thú vị, kích thích và tăng sự gắn kết tự nhiên cho bé với tiếng Anh. Những hoạt động này có thể là những trò chơi hoặc đọc sách, kể chuyện, hỏi-đáp, hát múa,…

Tuy nhiên, cũng không nhất thiết là phân định quá rạch ròi “khung giờ tiếng Anh.” Chúng ta có thể linh hoạt lồng ghép tiếng Anh vào các hoạt động khác trong ngày của trẻ. Thỉnh thoảng chèn vào một số từ ngữ, câu cú để bé dần dần quen hơn đối với các bé còn nhỏ hoặc nhút nhát. Nên lựa chọn kỹ càng những kiến thức và chú ý phát âm của mình khi dạy cho trẻ nhỏ. Để hình thành một phản xạ tự nhiên với tiếng Anh cũng đòi hỏi một quá trình với nhiều nỗ lực.

2. Lồng ghép tiếng Anh vào ngôn ngữ thường ngày

Như đã đề cập ở trên, đối với những bé còn nhỏ hoặc nhút nhát, hướng nội, việc thúc giục hay ép buộc các con tiếp xúc với tiếng Anh không có tác dụng mà còn có thể khiến các bé chán ghét tiếng Anh và khước từ mọi nỗ lực của giáo viên và phụ huynh. Ngay cả đối với những trẻ hướng ngoại, ta cũng không thể giục tốc bất đạt. Vì vậy, điều quan trọng là phải khéo léo sử dụng tiếng Anh như một bộ phận của ngôn ngữ thường nhật. Hãy “chơi” những trò chơi đơn giản như Ra hiệu lệnh-đợi phản hồi.

Đây là một hoạt động rất đơn giản, hãy lồng ghép tiếng Anh vào giao tiếp thông qua các câu hiệu lệnh. Ví dụ, khi trẻ ồn ào, hãy thu hút sự chú ý của chúng bằng những hành động như vỗ tay lớn và nói “Eyes on me!” (Nhìn cô nào!); hay khi chuẩn bị bắt đầu một hoạt động nào đó, hãy nói “Who’s ready?” (Ai sẵn sàng nào?). Để trẻ quen dần với những câu mệnh lệnh này, hãy từ từ dạy trẻ kết hợp với ngôn ngữ cơ thể (body language). Ví dụ, khi nói câu “Eyes on me!” thì tay chỉ vào chính mình, hay khi nói “Who’s ready?” thì giơ tay lên cao để trẻ làm theo.

 

3. Sử dụng các công cụ học tiếng Anh vui vẻ

Có rất nhiều những công cụ dạy học cho trẻ, đặc biệt là công cụ dạy tiếng Anh. Những đồ chơi trí tuệ như thẻ học tiếng Anh (flashcards), bộ chữ ghép vần, trò chơi tìm đồ vật, sách âm thanh, phim hoạt hình giáo dục,… đều là những công cụ mà thầy cô, cha mẹ có thể dễ dàng áp dụng tùy theo sở thích, sở trường của con trẻ.

4. Khen thưởng, động viên trẻ thường xuyên

Tất cả mọi người đều thích được khen, nhất là trẻ nhỏ. Chúng có một niềm đam mê với việc được khen và được thưởng. Đừng nghĩ rằng khen thưởng sẽ khiến trẻ tự mãn và không cố gắng nữa. Chúng chỉ tự mãn và ngừng cố gắng khi những lời khen của bạn không tạo cho chúng suy nghĩ đó mà thôi. Trẻ thường luôn tin vào những lời người lớn nói với chúng, vì thế hãy khen một cách chính xác, đừng tâng bốc chúng. Đồng thời hãy gợi ý chúng cách để tiến lên, tốt hơn, xuất sắc hơn. Còn phần thưởng, đương nhiên là cần thiết để động viên các bé. Nếu có thể, hãy lập một giao ước nhỏ với bé để chúng có những mục tiêu rõ ràng, có động lực để cố gắng học tập hơn. Nhưng các thầy cô hay phụ huynh cũng không nên lợi dụng việc khen thưởng để thúc ép trẻ. Khi niềm vui học tập không còn nữa, việc trẻ cố gắng dần trở thành kết quả của sự o ép và dẫn tới những phản ứng chống đối tiêu cực.

thông tin tài liệu
Học sinh mầm non và việc dạy tiếng Anh cho trẻ Đối với những quốc gia coi tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2, điều này có thể không mấy quá khó khăn; nhưng với một quốc gia chỉ coi tiếng Anh như một ngoại ngữ thông thường như Việt Nam, để tập cho bé có một thói quen sử dụng tiếng Anh trong ngày cần khá nhiều công sức và thời gian. Việc chúng ta cần làm là xác định một “khung giờ tiếng Anh” và gắn chúng với những hoạt động thú vị, kích thích và tăng sự gắn kết tự nhiên cho bé với tiếng Anh. Những hoạt động này có thể là những trò chơi hoặc đọc sách, kể chuyện, hỏi-đáp, hát múa,…
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×