nghiệp có đầy đủ quyền dùng tài sản đó để thế chấp, cầm cố thực hiện nghĩa vụ
đối với Ngân hàng;
- Các tài sản bảo đảm này hiện không sử dụng làm thế chấp, cầm cố dưới bất kỳ
hình thức nào để đảm bảo cho bất kỳ một nghĩa vụ nào khác; không bị tranh chấp
về quyền sở hữu, sử dụng.
Điều 5. Phương thức thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh
- Khi có thông báo của bên nhận bảo lãnh về sự vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh,
Doanh nghiệp phải trả ngay số tiền được bảo lãnh ghi tại Điều 1 của Hợp đồng.
- Nếu Doanh nghiệp không chủ động trả hoặc trả không đủ, Ngân hàng trích tài
khoản tiền gửi của Doanh nghiệp tại Ngân hàng để trả hoặc Ngân hàng lập uỷ
nhiệm thu để thu nợ
- Nếu áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không đủ tiền trả cho bên nhận bảo lãnh
thì Ngân hàng sẽ trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc với số tiền đã trả
nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của Doanh nghiệp đối với Ngân hàng và Ngân
hàng được quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp
1. Yêu cầu Ngân hàng bảo lãnh theo các nội dung ghi trong Hợp đồng này.
2. Yêu cầu Ngân hàng bồi thường thiệt hại nếu Ngân hàng vi phạm các quy định của
Hợp đồng này.
3. Chấp hành các qui định của Nhà nước liên quan đến nội dung bảo lãnh. Chấp hành
Quy chế về các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng Nhà nước, các hướng dẫn của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
4. Thực hiện đăng ký, công chứng tài sản bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền, thanh
toán các chi phí đăng ký, công chứng, kiểm định tài sản bảo đảm liên quan đến
hợp đồng này (nếu có).
5. Mua bảo hiểm cho các tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu
của Ngân hàng, quyền thụ hưởng tiền bồi thường thuộc Ngân hàng. Giấy tờ bảo
hiểm do Ngân hàng giữ.
6. Giao tài sản bảo đảm do Ngân hàng giữ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 hợp
đồng này cùng toàn bộ giấy tờ gốc của tài sản bảo đảm cho Ngân hàng giữ.
7. Bảo quản, áp dụng các biện pháp cần thiết khác để không làm giảm giá trị các tài
sản Doanh nghiệp giữ (không tính đến hao mòn vô hình và yếu tố trượt giá).
Không thay đổi, sửa chữa cấu hình và các bộ phận của tài sản bảo đảm làm giảm
sút giá trị tài sản bảo đảm. Nếu tài sản có hư hỏng lớn, cần sửa chữa thì phải thông
báo cho Ngân hàng biết. Nếu việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm làm giảm sút
hoặc mất giá trị tài sản thì phải ngừng ngay việc khai thác, sử dụng đó.
8. Trong thời gian Hợp đồng còn hiệu lực, Doanh nghiệp không được bán, trao đổi,
chuyển nhượng, cho, tặng, cho mượn, cho thuê hoặc dùng tài sản bảo đảm quy
định tại Điều 2 của Hợp đồng này để thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cho các nghĩa vụ
khác nếu không được sự chấp thuận của Ngân hàng.