4.3. Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để
vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương
tiện vận tải.
4.4. Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng, chi phí vệ sinh phương tiện vận
tải sau khi giao hàng bên A phải chịu là .........…………. đồng (Bằng chữ:
………………………)
4.5. Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để giao sau: ……….
phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về và phải trả giá cước của loại hàng
thấp nhất về giá vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không tìm thấy người
đại diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau ………. Phút, có quyền nhờ Ủy ban
nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến và cho phương tiện về và yêu cầu thanh toán chi phí
như trên.
4.6. Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng loại hàng ghi
trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với loại hàng đó, có quyền
yêu cầu bên A phải chịu phạt ……….% giá trị tổng cước phí.
4.7. Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt
hợp đồng là: …………. đồng/ giờ.
ĐIỀU 5: GIẤY TỜ CHO VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
5.1. Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác nhận)
trước ……… giờ so với thời điểm giao hàng.
Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong
24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin phương tiện thì bên B không
chịu trách nhiệm.
5.2. Các giấy tờ khác nếu có.
ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA
6.1. Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức sau:
Lưu ý: Tùy theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà thỏa thuận giao nhận theo
một trong các phương thức sau:
- Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao.
- Theo trọng lượng, thể tích.
- Theo nguyên hầm hay container.