CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I.Mục đích yêu cầu
Giúp HS :
_Nắm được cách thức trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.
_Biết được những điều cần lưu ý và bhững lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học .
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
2.1 Sự tương phản giữa cảnh ngoài đê và cảnh trong đình?
2.2 Tìm những chi tiết miêu tả tên quan phủ: đồ dùng, cử chỉ lời nói, thái độ lúc
“đi hộ đê”
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
Tìm hiểu đề và tìm ý
Đề đặt ra yêu cầu gì?
Làm thế nào để hiểu được chính xác và
đầy đủ ý nghĩa câu tục ngữ?
Bài văn giải thích có nên gồm 3 phần
chính giống như bài băn lập luận chứng
minh không? Vì sao?
Có.Vì đó là bố cục thường có của một bài
văn, giúp cho bài văn mạch lạc thống nhất.
Phần mở bài phải đạt yêu cầu gì?
Phần mở bài phải mang định hướng giải
thích, phải gợi nhu cầu được hiểu.
Phần thân bài phải làm nhiệm vụ gì? Nên
sắp sếp những ý đã tìm được theo thứ tự
nào?
I.Các bước làm bài văn giải thích.
Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ
“đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Hãy giải thích câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
_ Đề yêu cầu giải thích câu tục ngữ
(nghĩa đen, nghĩa bóng)
_ Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách
báo tra từ điển để tìm ý nghĩa câu tục ngữ:
khuyên mọi ngườii nên đi đó đi đây để mở
rộng hiểu biết.
2. Lập dàn bài
a. Mở bài : giới thiệu câu tục ngữ
với ý nghĩa của nó.
b.Thân bài: giải thích câu tục ngữ.
_ Nghĩa đen: đi một ngày đàng sẽ học
được một sàng khôn
_ Nghĩa bóng: có đi đây đi đó thì mới