Thảo Tô – Kito 53B Page 3
- Tài sản cố định: Mua sắm, thanh lý, tính khấu hao, định khoản + phản ánh lên chữ T
- Nguyên vật liệu: Cho các nghiệp vụ nhập xuất NLV (mua NVL, xuất cho SX), tính giá xuất và
định khoản, phản ánh lên chữ T
- CCDC: Cho nghiệp vụ mua nhập kho hoặc xuất thẳng cho SX, xuất CCDC phân bổ ( 1 hoặc
nhiều lần), tính giá CCDC xuất→ Định khoản, phản ánh chữ T
- Tập hợp chi phí và tính giá thành: đây là dạng tổng hợp của các chương trên, thường sẽ có
nghiệp vụ mua NVL/ Phân bổ CCDC cho sản xuất, tính lương và BHXH, chi phí cho các bộ
phận rồi yêu cầu tính giá thành phẩm → định khoản, phản ánh chữ T
- Tiêu thụ SP: gồm các nghiệp vụ đơn giản hơn rất nhiều: xuất bán được KH chấp nhận/ chưa
được chấp nhận, có thể xuất hiện các nghiệp vụ chiết khấu TM/Chiết khấu thanh toán/ Giảm giá
hàng bán/ Hàng bán bị trả lại, cho thêm nghiệp vụ để hạch toán chi phí bán hàng+QLDN để từ
đó tính ra kết quả kinh doanh trong kỳ → định khoản, phản ánh chữ T
B. CHÚ Ý
Cảm ơn các em đã chú ý đến chú ý này, việc chú ý của các em sẽ được chú ý :v
Sau nhiều buổi trả lời inbox của một số em thì chị thấy các em vẫn còn hay nhầm lần những vấn đề
dưới đây, chị tổng hợp lại hy vọng các em ôn sau sẽ chú ý hơn và sẽ không mắc phải trong quá trình ôn
tập và làm bài thi:
1. Về việc phân tích nghiệp vụ:
Chị khuyến khích các em tự phân tích nghiệp vụ kinh tế trong bài để tự định khoản mà không phải
phụ thuộc vào bản này của chị:))
Ví dụ 1: Nhận góp vốn bằng TSCĐ với giá trị 200.000
Đầu tiên khi làm quen với kế toán các em cần nhận biết được đâu là tài sản, đâu là nguồn vốn và kết
cấu của nó là tăng nợ, giảm có hay tăng có giảm nợ (phần lý thuyết chị có nói)
Tiếp theo, nhìn vào nghiệp vụ có thể thấy: nhận góp vốn bằng TSCĐ nên TSCĐ tăng, nguồn vốn
kinh doanh cũng tăng. TSCĐ là Tài sản nên tăng ghi bên Nợ, Nguồn vốn kinh doanh thuộc nguồn vốn
nên tăng ghi bên có.
Từ có ta có định khoản: Nợ TK TSCĐ/ Có TK Nguồn vốn kinh doanh: 200.000
Ví dụ 2: Đi ăn kem với gấu đã thanh toán bằng tiền mặt 100.000 → Tiền mặt giảm, tình phí tăng.
Tiền mặt là Tài sản nên ghi bên có, Tình phí là 1 loại chi phí nên ghi bên Nợ, các e tự định khản :v