Người dùng nên chạy chkdsk định kỳ vài tháng một lần cùng với việc sử dụng một
công cụ S.M.A.R.T cho các ổ đĩa hỗ trợ nó. Ngoài ra, cũng nên xem xét chạy nó
bất cứ lúc nào Windows tắt một cách bất thường, chẳng hạn như sau khi mất điện
hoặc sụp đổ hệ thống. Đôi khi Windows sẽ tự động chạy quét trong quá trình khởi
động, nhưng thường thì người dùng sẽ phải tự thực hiện. Ngay cả khi gặp vấn đề
như không tải ứng dụng hoặc bị lỗi không thể giải quyết theo cách khác, người
dùng có thể cân nhắc việc kiểm tra ổ đĩa.
Ví dụ, Outlook đột nhiên bắt đầu gặp sự cố ngay sau khi load. Sau nhiều lần khắc
phục sự cố, việc quét bằng chkdsk tiết lộ rằng có các bad sector ở nơi file dữ liệu
Outlook được lưu trữ. May mắn thay, chkdsk đã có thể phục hồi các sector trong
trường hợp này, và tất cả mọi thứ đã trở lại bình thường sau đó.
Nếu chkdsk phát hiện các vấn đề, đặc biệt là các hard bad sector mà nó không thể
sửa chữa, dữ liệu có thể không sử dụng được. Không phải luôn luôn, nhưng nó có
thể xảy ra. Vì lý do đó, bạn nên chắc chắn rằng mình luôn có một thói quen sao lưu
tại chỗ và sao lưu máy tính của bạn trước khi chạy chkdsk.
Công cụ chkdsk hoạt động khá giống nhau trong tất cả các phiên bản của
Windows. Bài viết này sẽ sử dụng Windows 10, do đó màn hình sẽ hơi khác
trên Windows 7, Windows 8 nhưng thao tác giống nhau. Chúng tôi sẽ chỉ ra bất kỳ
điểm nào khác nhau. Bài viết cũng đề cập về việc chạy chkdsk từ Command
Prompt, trong trường hợp bạn thậm chí không thể khởi động vào Windows.