2.3.2. Kế toán thu nhập từ chế tác
Khi có thu nhập về chế tác (gia công vàng bạc đá quý cho khách hàng), hạch toán:
Nợ: – TK thích hợp (TK tiền mặt/ TK tiền gửi của người mua…)
Có: – TK tiêu thụ vàng, bạc, đá quý
2.4. Kế toán kết quả kinh doanh vàng bạc đá quý
Việc xác định kết quả kinh doanh vàng bạc, đá quý được thực hiện theo kỳ kế toán
tháng (vào ngày cuối tháng) và căn cứ vào số dư tài khoản “Tiêu thụ vàng bạc, đá
quý” (TK 478).
Nếu tài khoản 478 dư Có tức là kinh doanh có lãi, hạch toán:
Nợ: – TK tiêu thụ vàng bạc, đá quý (SH 478)
Có: – TK thu nhập – thu về kinh doanh vàng bạc, đá quý
Nếu tài khoản 478 dư Nợ tức là kinh doanh bị lỗ, hạch toán:
Nợ: – TK chi phí – chi về kinh doanh vàng bạc, đá quý
Có: – TK tiêu thụ vàng bạc, đá quý (SH 478)
Thuế giá trị gia tăng của loại kinh doanh vàng bạc, đá quý áp dụng theo phương
pháp tính trực tiếp với thuế suất 20%. Số thuế phải nộp được hạch toán vào tài
khoản ” Chi phí – Chi nộp thuế”. Hạch toán thuế phải nộp:
Nợ: – TK chi phí – chi nộp thuế
Có: – TK thuế GTGT phải nộp (SH 4531)
Phương pháp tính thuế được trình bày ở chương thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh của ngân hàng thương mại.
2.5. Kế toán đánh giá lại vàng bạc, đá quý tồn kho
Trong quá trình kinh doanh, giá của vàng bạc, đá quý luôn biến động theo chiều
hướng tăng hoặc giảm. Để xác định được số chênh lệch giữa giá gốc với giá mua
vào thời điểm cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm) thì cuối kỳ kế toán (thường là cuối
tháng) phải đánh giá lại giá trị vàng bạc, đá quý để hạch toán số chênh lệch vào tài
khoản “Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc đá quý” (TK 632)
Công thức tính chênh lệch vàng bạc, đá quý:
Chênh lệch giá vàng bạc, đá quý khi đánh giá = Số lượng vàng bạc, đá quý tại
thời điểm đánh giá x Giá mua vàng bạc, đá quý tại thời điểm đánh giá – Giá
trị vàng bạc theo giá gốc
4