DANH MỤC TÀI LIỆU
Kế toán thường mắc lỗi dễ bị nộp phạt nhất
Kế toán thường mắc lỗi dễ bị nộp phạt nhất
Bắt đầu từ ngày 01/05/2018, khi Nghị định 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Kế toán
hết sức lưu ý, chỉ những lỗi nhỏ dưới đây cũng khiến chúng ta mất mấy tháng lương đó
nhé:
1. Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ
==> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng(Khoản 2, Điều 8)
2. Lỗi “ký sót” - Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên
chứng từ ==>Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ( Khoản 2, Điều 8)
3. Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng ==> Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Khoản 2, Điều 8)
4. Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định ==> Phạt
tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Khoản 1, điều 8)
5. Lỗi “lập sót” - Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh ==> Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Khoản 3, Điều 8)
6. Lỗi “lập dư” - Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh ==> Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng(Khoản 3, Điều 8)
7. Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật về kế toán ==> Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng (Khoản 3, Điều 8)
8. Áp dụng sai: chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng, chữ viết, chữ số trong
kế toán, đơn vị tiền tệ trong kế toán ==> Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng
9. Lỗi ghi thiếu, làm thiếu - Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày,
tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán
trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không
đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy ==> Phạt tiền từ 1.000.000 đồng
đến 2.000.000 đồng (Khoản 1, Điều 9)
10.
+ Sổ kế toán không ghi bằng bút mực (trừ trường hợp đơn vị lựa chọn ghi sổ kế toán
bằng phương tiện điện tử), ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, ghi chồng lên
nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc
cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng
cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp;
+ Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký
và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo
quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử);
+ Mẫu sổ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định
==> Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (Khoản 1, Điều 9)
+ Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định, không in
sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán
phải in ra giấy theo quy định ==> Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng (khoản 2, Điều 9)
11. Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán ==> Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Khoản 1, Điều 10)
12. Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy
định ==> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ( khoản 1, Điều 11)
13. Lỗi “ký sót” BCTC: Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán
trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ==> Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ( khoản 1, Điều 11).
14. Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế
toán ==> Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Khoản 3, Điều 11)
15. Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so
với thời hạn quy định ==> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Khoản 1,
Điều 12)
16. Cung cấp không đầy đủ cho đoàn kiểm tra các tài liệu kế toán liên quan đến nội dung
kiểm tra ==> Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng ( Điều 14)
17. Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn
lưu trữ ==> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng(Khoản 2, Điều 15)
18. Không lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc báo cáo kết quả kiểm kê tài sản
không có đầy đủ chữ ký theo quy định ==> Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng (Điều 16)
19. Không thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo thời hạn quy
định, không thông báo theo quy định khi thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế
toán ==> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Khoản 1, Điều 17)
20. Bố trí người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ
kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà
nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa ==> Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Khoản 3, Điều 17).
thông tin tài liệu
Kế toán thường mắc lỗi dễ bị nộp phạt nhất Bắt đầu từ ngày 01/05/2018, khi Nghị định 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Kế toán hết sức lưu ý, chỉ những lỗi nhỏ dưới đây cũng khiến chúng ta mất mấy tháng lương đó nhé: 1. Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký ==> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng(Khoản 2, Điều 8) 2. Lỗi “ký sót” - Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ ==>Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ( Khoản 2, Điều 8) 3. Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng ==> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Khoản 2, Điều 8)
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×