Đáo hạn ngân hàng là gì ?
Đáo hạn ngân hàng được hiểu: Khi đến hạn vốn gốc khách hàng phải hoàn trả vốn gốc
đúng theo hợp đồng tín dụng ( kỳ hạn vay, phân kỳ, số tiền gốc theo hợp đồng tín dụng ).
Trong thời kỳ lạm phát như ở Việt Nam, các cá nhân hay doanh nghiệp thường chọn
phương pháp huy động vốn bằng cách vay vốn thế chấp tại ngân hàng. Đây là một cách
kinh doanh khôn ngoan. Sẽ không có vấn đề gì nếu như đến kì đáo hạn ngân hàng, khách
hàng đã đầu tư hết nguồn vốn vào công việc kinh doanh, dẫn đến việc gặp khó khăn trong
công tác hoàn tất thủ tục đáo hạn ngân hàng.
Từ nhu cầu cần được giải chấp của Người đi vay và của cả phía ngân hàng muốn khách
hàng phải thanh lý nợ gốc đúng hạn, ta đã có khái niệm về “đáo hạn ngân hàng”
Việc đảo nợ ngân hàng tại Việt Nam xảy ra rất thường xuyên đến mức thông thường và
được xem như là việc đáo hạn ( dùng từ “đáo hạn” này nhiều rồi thành quen), do đó hầu
hết mọi người khi đảo nợ thường xem như là mình đang “đáo hạn”. Và việc đảo nợ ngân
hàng là điều không được cho phép của Ngân hàng nhà nước vì hồ sơ tín dụng khách hàng
có vấn đề : (Phương án kinh doanh và phương án trả nợ không đúng hoặc có sai lệch gì
so với thực tế nên không trả nợ đúng hạn được). Cần phải báo cáo cho ngân hàng nhà
nước.
Đảo nợ ngân hàng là gì ?
Hiện chưa có bất cứ định nghĩa, quy định cụ thể nào về vấn đề “đảo nợ” ngoại trừ một số
văn bản có đề cập đến đảo nợ tuy nhiên cũng không nói rõ đảo nợ là gì, có nghiêm cấm
hay không.
Theo cách hiểu thông thường, đảo nợ là cho vay 1 khoản vay mới để trả nợ khoản vay cũ
đến hạn, tức là “hô biến” 1 khoản vay tới hạn, có khả năng quá hạn thành một khoảng
vay mới hoàn toàn sạch sẽ. Tuy nhiên cần biết việc trả dứt một khoản nợ và tiếp tục vay
một khoản khác được xem như bình thường và không phải là đảo nợ.
Thông thường, khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có các cách
xử lý: (1) chuyển nợ qua hạn (2) Gian hạn nợ – cách này thường dùng; xử lý như trên tuy
phản ánh trung thực chất lượng của khoản vay nhưng ảnh hưởng đến phân nhóm nợ của
ngân hàng và làm tăng chi phí dự phòng. (3) Dùng kỹ thuật: mặc dù không có quy định
cụ thể nhưng các ngân hàng không bao giờ dám “đảo nợ” theo cách mô tả ở trên (ngoại
trừ trường hợp mua bán nợ, tái cấu trúc món nợ có quy định riêng), do đó một số chi
nhánh của các ngân hàng chọn cách thức sau để đảm bảo “hình ảnh đẹp” của dư nợ vay,
đó là họ yêu cầu khách hàng “tìm cách” trả dứt món nợ tới hạn, sau đó lại cho vay món
mới theo kế hoach kinh doanh mới mà thực chất là tiếp tục món nợ cũ.
1