ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI
SV: Đặng Thanh Hoàng - ĐKT - K44 4
Phương pháp sấy tự nhiên có ưu điểm là đơn giản, đầu tư vốn ít, bề
mặt trao đổi lớn, dòng nhiệt bức xạ từ mặt trời tới vật có mật độ lớn (tới 1000
w/m2)
Tuy vậy sấy tự nhiên có các nhựơc điểm là: thực hiện cơ giới hoá khó,
chi phí lao động nhiều, cường độ sấy không cao, chất lượng sản phẩm không
cao, chiếm diện tích mặt bằng lớn...
Các phương pháp sấy nhân tạo được thực hiện trong thiết bị sấy. Có
nhiều phương pháp sấy nhân tạo khác nhau. Căn cứ vào phương pháp cung
cấp nhiệt có thể chia ra các loại sau:
- Phương pháp sấy đối lưu.
- Phương pháp sấy bức xạ.
- Phương pháp sấy tiếp xúc.
- Phương pháp sấy bằng điện trường dòng cao tầng.
- Phương pháp sấy thăng hoa.
Trong các phương pháp kể trên phương pháp sấy đối lưu, bức xạ và
tiếp xúc được dùng rộng rãi hơn cả, nhất là phương pháp sấy đối lưu.
Mỗi phương pháp sấy kể trên được thực hiện trong nhiều kiểu thiết bị
khác nhau, ví dụ: sấy đối lưu được thực hiện trong nhiều thiết bị sấy như:
thiết bị sấy buồng, sấy hầm, sấy bằng băng tải, thiết bị sấy kiểu tháp, thiết bị
sấy thùng quay, thiết bị sấy tầng sôi, thiết bị sấy thổi kiểu khí động... Phương
pháp sấy bức xạ có thể thực hiện trong thiết bị sấy bức xạ dùng nguyên liệu
khí, dùng dây điện trở... Phương pháp sấy tiếp xúc có thể thực hiện trong các
thiết bị như: thiết bị sấy tiếp xúc với bề mặt nóng, thiết bị sấy tiếp xúc kiểu
tay quay, thiết bị sấy tiếp xúc chất lỏng...
Mỗi loại vật liệu sấy thích hợp với một số phương pháp sấy và một số
kiểu thiết bị sấy nhất định. Vì vậy tuỳ theo vật liệu sấy mà ta chọn phương
pháp sấy và thiết bị sấy cho phù hợp để đạt được hiệu quả và chất lượng sản
phẩm cao.