DANH MỤC TÀI LIỆU
Khai thuế TNCN của người lao động việt nam ra nước ngoài làm việc
Khai thuế TNCN của người lao động việt nam ra nước ngoài làm việc
Trong xu thế hội nhập, việc điều chuyển nhân viên Việt Nam ra nước ngoài công tác, làm
việc, học tập đã và đang khá phổ biến trong các Công ty, đặc biệt là tại các Công ty có
vốn đầu tư nước ngoài. Một số trường hợp, nhân viên sẽ nhận được thu nhập do làm việc
ở công ty Việt Nam và cả công ty nước ngoài.
Vậy, trong trường hợp này thì Công ty chi trả thu nhập tại Việt Nam và Người lao động
làm việc (có thu nhập chịu thuế) ở hai nước khác nhau (Việt Nam và nước ngoài) trong
năm dương lịch sẽ tính thuế TNCN ra sao? Nghĩa vụ khấu trừ thuế TNCN, kê khai thuế
TNCN và quyết toán thuế TNCN của Công ty và Người lao động đó như thế nào? Khi
nào thì Người lao động mới được phép Ủy quyền Quyết toán thuế cuối năm cho Công ty
tại Việt Nam?
Cơ sở pháp lý
Thông tư 111/2013 /TT-BTC ngày 15/08/2013
Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015
Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013
Công văn 1040/CT-TTHT ngày 07/02/2017 của Cục thuế TP. HCM;
Công văn 5122/CT-TTHT ngày 01/06/2017 của Cuc Thuế TP. HCM;
Xác định cá nhân là Cư trú hay không cư trú
Việc xác định tình trạng cư trú của người lao động Việt Nam trong năm dương
lịch chính là điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề này.
*Căn cứ pháp lý: Khoản 1, 2 Điều 1 Thông tư 111/2013 /TT-BTC
Cá nhân cư trú:
+ Có nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời
hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư
trú.
+ Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt
Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá
nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
1
Cá nhân không cư trú: Không đáp ứng điều kiện xác định cá nhân cư trú. Hồ sơ
chứng minh cho việc xác định tình trạng không cư trú:
+ Giấy chứng nhận cư trú.
+ Bản chụp Hộ chiếu: Cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định
thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú.
Xác định Thu nhập chịu thuế
*Căn cứ pháp lý: Điều 1 Thông tư 111/2013 /TT-BTC
Đối với cá nhân cư trú: TNCN là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt
Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú: TNCN là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân
biệt nơi trả và nhận thu nhập. Đối với trường hợp không tách riêng được phần thu nhập
phát sinh tại Việt Nam thì TNCN được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 điều
18 Thông tư 111/2013 /TT-BTC.
Xác định thuế TNCN phải nộp, khấu trừ
Đối với cá nhân không cư trú:
*Căn cứ pháp lý: Khoản 1 điều 18 Thông tư 111/2013 /TT-BTC
Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x thuế suất 20%
Đối với cá nhân cư trú:
+ Đối với cá nhân ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên: Áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng
phần (theo điều 7 Thông tư 111/2013 /TT-BTC), kể cả trường hợp ký HĐ từ 03 tháng trở
lên tại nhiều nơi (theo điểm b1, b2 khoản 1 điều 25 Thông tư 111/2013 /TT-BTC).
+ Đối với cá nhân không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 03 tháng: Khấu trừ 10% đối
với các khoản thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần (hai triệu đồng 1 lần) trở lên (theo điểm j
khoản 1 điều 25 Thông tư 111/2013 /TT-BTC).
Đối với Công ty chi trả thu nhập:
+ Có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo quy định trước khi chi trả thu nhập chỉ trên
phần thu nhập do chính công ty chi trả.
2
+ Có trách nhiệm cấp Chứng từ khấu trừ cho các cá nhân (theo khoản 2 điều 25 Thông tư
111/2013 /TT-BTC) đối với khoản thuế TNCN mà công ty đã khấu trừ.
Kê khai thuế
Nghĩa vụ kê khai thuế đối với công ty và các đối tượng nhận thu nhập chịu thuế phân
theo cư trú và không cư trú cụ thể như sau:
Đối với Công ty chi trả thu nhập: Thực hiện kê khai định kỳ theo tháng hoặc quý theo
quy định tại khoản 1 điều 26 thông tư 111/2013 và khoản 1 điều 21 thông tư
92/2015 trên phần thu nhập do công ty chi trả.
Đối với cá nhân không cư trú:
+ Đối với trường hợp cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát
sinh tại Việt Nam nhưng nhận tại nước ngoài khai thuế theo quý (theo Khoản 8, Điều
26 Thông tư 111/2013);
+ Các trường hợp khác: Cá nhân không cư trú không phải kê khai thuế TNCN trên phần
thu nhập do Công ty tại Việt Nam chi trả.
Đối với cá nhân cư trú: Kê khai trực tiếp với CQT theo Quý theo mẫu 02/KK-
TNCN (theo khoản 2 điều 26 Thông tư 111/2013 /TT-BTC và khoản 3 điều 21 Thông
92/2015/TT-BTC) trên phần thu nhập nhận được từ nước ngoài.
Quyết toán thuế
Đối với cá nhân không cư trú: Không phải quyết toán thuế. Trong trường hợp thời điểm
nhận thu nhập cá nhân là cá nhân không cư trú nhưng đến thời điểm quyết toán thuế
TNCN cá nhân đủ điều kiện là cá nhân cư trú thì thực hiện quyết toán thuế như cá nhân
cư trú (cho toàn bộ thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân
biệt nơi trả và nhận thu nhập).
Đối với cá nhân cư trú: Trong trường hợp đang đề cập ở bài viết, cá nhân có 2 nguồn
thu nhập tại Việt Nam và nước ngoàinên không được Ủy quyền quyết toán thuế cho
Công ty tại Việt Nam mà phải trực tiếp quyết toán thuế với CQT theo mẫu 02/QTT-
TNCN (theo khoản 2 điều 26 Thông tư 111/2013 /TT-BTC và điểm a3, b khoản 3 điều
21 Thông tư 92/2015/TT-BTC.)
3
Đối với công ty chi trả thu nhập: Công ty thực hiện quyết toán thuế TNCN đối với
phần thu nhập đã chi trả cho cá nhân theo mẫu 05/QTT-TNCN. Trong trường hợp thu
nhập của cá nhân nhận tại nước ngoài cũng chính là thu nhập do Công ty chi trả thì cá
nhân có thể Ủy quyền cho Công ty quyết toán thay như trường hợp có 1 nguồn thu nhập.
*** Trong trường hợp có sự thay đổi căn cứ dẫn đến thay đổi tình trạng Cư trú (cư trú và
không cư trú) thì Công ty căn cứ vào hồ sơ thay đổi mà cá nhân cung cấp để xác định lại
số thuế TNCN và các nghĩa vụ kê khai, quyết toán cho phù hợp (xem thêm khoản 5 điều
10Thông tư 156/2013/TT-BTC).
4
thông tin tài liệu
Khai thuế TNCN của người lao động việt nam ra nước ngoài làm việc Trong xu thế hội nhập, việc điều chuyển nhân viên Việt Nam ra nước ngoài công tác, làm việc, học tập đã và đang khá phổ biến trong các Công ty, đặc biệt là tại các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Một số trường hợp, nhân viên sẽ nhận được thu nhập do làm việc ở công ty Việt Nam và cả công ty nước ngoài. Vậy, trong trường hợp này thì Công ty chi trả thu nhập tại Việt Nam và Người lao động làm việc (có thu nhập chịu thuế) ở hai nước khác nhau (Việt Nam và nước ngoài) trong năm dương lịch sẽ tính thuế TNCN ra sao? Nghĩa vụ khấu trừ thuế TNCN, kê khai thuế TNCN và quyết toán thuế TNCN của Công ty và Người lao động đó như thế nào? Khi nào thì Người lao động mới được phép Ủy quyền Quyết toán thuế cuối năm cho Công ty tại Việt Nam?
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×