- Câu hỏi về chống chỉ định
- Câu hỏi về tính tương kị, độ ổn định của thuốc
- Câu hỏi về tương tác thuốc
- Câu hỏi về sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
* Các câu hỏi về luật, chính sách y tế, số đăng ký…
* Câu hỏi về giá cả
1.2.2. Quy trình trả lời câu hỏi thông tin thuốc
Quy trình trả lời câu hỏi thông tin thuốc được xây dựng lần đầu tiên vào năm
1975 bởi Watanabe gồm 5 bước [45]. Sau đó, quy trình này được phát triển và hoàn
thiện dần bởi một số tác giả khác [13], [19], [32]. Một trong những quy trình trả lời
câu hỏi thông tin thuốc được ứng dụng rộng rãi hiện nay là quy trình do Host và
Kirkwood đưa ra năm 1987 [26].
* Bước1: Xác định đặc điểm của người yêu cầu thông tin:
Bao gồm:
- Tên, địa chỉ liên lạc, điện thoại, email, số fax …để có thể liên lạc một cách thuận
tiện nhất
- Nghề nghiệp, trình độ chuyên môn.
Với các đối tượng yêu cầu thông tin thuốc khác nhau thì nội dung của thông tin
trả lời sẽ khác nhau. Thông tin cho cán bộ y tế phải mang tính khoa học, chuyên sâu
trong khi thông tin cho người sử dụng thường phải ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu.
* Bước 2: Thu thập các thông tin cơ bản từ người yêu cầu thông tin
Trên lâm sàng, phần lớn các câu hỏi thông tin thuốc có liên quan đến bệnh nhân
cụ thể. Do vậy việc thu thập các thông tin cơ bản về bệnh nhân: tuổi, giới, tiền sử
bệnh, tình trạng hiện tại, các thuốc đã dùng… là rất cần thiết để có thể trả lời câu
hỏi thông tin thuốc một cách hiệu quả. Đây có thể coi là bước khó nhất trong quy
trình TTT vì nó đòi hỏi một vốn kiến thức rộng. Tuỳ theo yêu cầu trong từng hoàn