-Các loại hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy rửa …
-Các loại phế liệu của ngành cơ khí …
1.2.2. Khí thải.
Khí thải của ngành công nghiệp dệt may được phát thải từ:
-Các loại lò hơi như lò hơi nhiên liệu lò than, dầu FO, dầu diezen …
-Khí thải trong các công đoạn công nghệ thường chứa các loại bụi bong, các loại
hơi hoá chất …
-Các môi chất lạnh trong các thiết bị làm lạnh và điều hoà trung tâm sử dụng trong
các công nghệ kéo sợi, dệt, dây chuyền may …
1.2.3. Nước thải.
Theo số liệu thống kê ngành dệt may nước ta thải ra môi trường khoảng 20-30 triệu
m3 nước thải/năm. Trong đó có khoảng 10% tổng lượng nước thải đã qua xử lý, còn lại
đều thải thẳng ra môi trường qua các cống hay mương nước. Nước thải từ dệt nhuộm
thưởng có nhiệt độ cao, độ pH lớn, chứa hỗn hợp phức tạp các chất dư thừa (phẩm
nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện li, chất tạo môi trường, men, chất õi hoá) dưới
dạng các ion, các kim loại nặng và các tạp chất tách ra từ xơ và có độ màu cao. Nhưng,
dòng thải dệt thay đổi từ ngày này qua ngày khác và thậm chí thay đổi theo giờ do bản
chất của mẻ, của quá trình nhuộm, cụ thể như mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm
phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng hoá chất sử dụng, vào kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy
trắng, nhuộm, in hoa …) vào tỉ lệ sử dụng sợi tổng hợp, vào loại hình công nghệ sản xuất
(gián đoạn, liên tục hay bán liên tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng …
* Những ảnh hưởng của nước thải nhuộm đến lưu vực tiếp nhận:
- pH của nước thải có giá trị 9-12 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát
triển của các loại thuỷ sinh.
Trang :5