DANH MỤC TÀI LIỆU
Khóa luận trường ĐH ngoại thương nghiên cứu về cty sữa
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, để tồn tại
đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ
các doanh nghiệp trong nước còn phải cạnh tranh với các công ty tập đoàn xuyên
quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn con dao hai lưỡi. Quá trình
cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững
trên thị trường. Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng
trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển.
Hơn 38 năm hình thành phát triển, với bản lĩnh mạnh dạn đổi mới chế, đón
đầu áp dụng công nghệ mới, bản lĩnh đột phá, phát huy tính sáng tạo năng động của
tập thể, Vinamilk đã vươn cao, trở thành điểm sáng kinh tế trong thời Việt Nam hội
nhập WTO. Vinamilk đã trở thành một trong những Doanh nghiệp hàng đầu của Việt
Nam trên tất cả các mặt, đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước và con người Việt
Nam. Tuy nhiên, khi Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định TPP thành viên
của Cộng đồng kinh tế chung ASEAN, đã đặt ra lo ngại cho ngành sữa Việt Nam nói
chung Vinamlik nói riêng. Những lo ngại y xoay quanh việc phải phụ thuộc o
nguồn nguyên liệu nhập khẩu đặc biệt từ quốc gia cũng thuộc TPP Astraulia
Newzeland. Trong khi theo điều khoản TPP, đến năm 2018 thuế nhập khẩu sản phẩm
sữa trong khối TPP sẽ bằng 0. Khi đó, sản phẩm sữa nhập ngoại sẽ xâm lẫn thị trường,
cạnh tranh về giá với sản phẩm sửa của Vinamilk gây ra khó khăn cho công ty...
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá thực trạng cũng như mong
muốn đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tôi quyết định chọn đề tài Phân tích đánh
giá năng lực cạnh tranh của Vinamilk trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
làm đề tài cho luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
Hệ thống hóa các vấn đề luận và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Vinamlik trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, qua phân tích môi trường cạnh tranh, các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh và cũng như các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh.
Trên sở phân tích thực trạng, đưa ra một số thế mạnh, những điểm yếu,
nguyên nhân của những điểm yếu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Vinamilk trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk giai đoạn
vừa qua.
Nghiên cứu nhận diện những môi trường, nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của Vinamlik trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Nghiên cứu nhận diện những nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Vinamlk
Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vinamilk với các đối thủ cạnh tranh trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
Đối với thông tin thứ cấp: Các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Vinamlk được thu thập từ các báo cáo, tài liệu của Công ty. Các thông tin về
đối thủ cạnh tranh được thu thập từ Internet.
Đối với thông tin sơ cấp: Dùng phương pháp điều tra khách hàng và lấy ý kiến
của các chuyên gia.
- Phương pháp xử lý thông tin:
Đối với thông tin thứ cấp: Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, tổng
hợp và tính toán số liệu
Đối với thông tin sơ cấp:
- Thông tin thu thập từ điều tra khách hàng: Sau khi thu thập số liệu điều tra,
loại bỏ các phiếu điều tra không hợp lệ, dùng phương pháp tổng hợp số liệu rút ra
kết luận.
- Thông tin thu thập được từ ý kiến của các chuyên gia: Tổng hợp số liệu thu
thập được, sau đó tính điểm số trung bình tổng hợp của các chuyên gia.
5. Đóng góp của đề tài:
5.1.Về mặt lý luận:
Đề tài góp phần hoàn thiện hệ thống hóa các sở thuyết về năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
5.2. Về mặt thực tiễn:
- Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của Vinamlk.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để Vinamilk
thể áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để họ thể đứng vững hơn
trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần M đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các công trình nghiên cứu,
Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 3
chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Vinamilk trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIÊP
1.1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Cạnh tranh
Cạnh tranh một thuật ngữ đã được sử dụng từ khá lâu song trong những năm
gần đây được nhắc đến nhiều hơn, nhất Việt Nam. Bởi trong nền kinh tế mở hiện
nay, khi xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phổ biến thì cạnh tranh phương
thức để đứng vững và phát triển của doanh nghiệp.
Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của OECD: “Cạnh tranh là khả
năng các doanh nghiệp, ngành, quốc gia vùng tạo ra việc làm thu nhập cao hơn
trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Định nghĩa trên đã cố gắng kết hợp cả hoạt động
cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và quốc gia.
Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp của Tổng thống Mỹ đưa ra khái niệm cạnh tranh
đối với một quốc gia như sau: “Cạnh tranh đối với một quốc gia thể hiện trình độ sản
xuất hàng hóa dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì
mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó trong những điều kiện thị
trường tự do công bằng hội”. Trong định nghĩa y người ta đề cao vai trò của
các điều kiện cạnh tranh là “tự do và công bằng xã hội”.
Như vậy, xét trên góc độ vĩ mô các khái niệm về cạnh tranh đều cho thấy
mục tiêu chung của hoạt động cạnh tranh thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường trong
nước và quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cao cho nền kinh tế.
Các nhà kinh tế của trường phái tư sản cổ điển quan niệm: “Cạnh tranh là
một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trìnhy tạo ra cho mỗi thành viên
thị trường một địa hoạt động nhất định mang lại cho mỗi thành viên một phần
xứng đáng so với khả năng của mình” (Thorne, 2002). Theo quan niệm này cạnh tranh
chủ yếu là cạnh tranh về giá, vì thế lý thuyết giá cả gắn chặt với lý thuyết cạnh tranh.
Khi nghiên cứu về cạnh tranh bản chủ nghĩa, Mác cũng đã đưa ra khái
niệm về cạnh tranh: “Cạnh tranh bản sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu thụ hàng
hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch” . Như vậy cạnh tranh hoạt động của các doanh
nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa với mục đích ganh đua, giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao.
Kế thừa những tính hợp khoa học của các quan niệm về cạnh tranh trước
đây, luận văn cho rằng để đưa ra một khái niệm đầy đủ cần chỉ ra được chủ thể cạnh
tranh, tính chất, phương thức mục đích của quá trình cạnh tranh. Theo đó chúng ta
thể quan niệm “cạnh tranh một quá trình kinh tế đó các chủ thể kinh tế
(quốc gia, ngành hay doanh nghiệp) ganh đua với nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành
lấy khách hàng cùng các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất nhằm mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận”.
Như vậy về bản chất, cạnh tranh mối quan hệ giữa người với người
trong việc giải quyết lợi ích kinh tế. Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện mục
đích lợi nhuận chi phối thị trường. Bản chất hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức
kinh doanh uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với những
người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và trong mối quan
hệ với người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh khác.
Cạnh tranh một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, chịu nhiều
chi phối của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội, nó có quan hệ hữu cơ với
các quy luật kinh tế khác như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung
cầu…, đây là một đặc trưng gắn với bản chất của cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh chỉ ra
cách thức làm cho giá trị biệt thấp hơn giá trị hội, do đó làm giảm giá cả thị
trường, nó tạo ra sức ép làm gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất, nó chỉ ra ai
là người sản xuất kinh doanh thành công nhất.
1.1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh đã và đang là chủ đề được bàn luận nhiều ở cả các nước phát
triển đang phát triển tầm quan trọng của đối với sự phát triển của nền kinh tế
trong một thế giới ngày càng mở cửa hội nhập. Mặc các nhà kinh tế thống nhất
với nhau về tầm quan trọng, nhưng lại những nhận thức khác nhau về khái niệm
năng lực cạnh tranh.
Theo Từ điển tiếng việt: Năng lực khả ng tiềm ẩn của bản thân chủ thể,
chỉ bộc lộ sức mạnh, tác dụng khi mà nó được khai thác và sử dụng năng lực đó.
Vậy theo cách hiểu của khái niệm năng lực cạnh tranh thì năng lực cạnh tranh
thể được hiểu như sau: Năng lực cạnh tranh của một chủ thể chính là khảng phát
huy sức mạnh, những khả năng tiềm ẩn của bản thân chủ thể đó, chứ không phải của
một chủ thế khác. năng lực này chỉ thể bộc lộ ra ngoài khi được khai thác
sử dụng.
Tuy nhiên do yếu tố khả năng tiềm ẩn, sức mạnh của chủ thể có thể thay đổi trong
từng thời kỳ từng môi trường nên năng lực cạnh tranh trong từng thời kỳ, trong các môi
trường khác nhau cũng sẽ những khác nhau, tùy thuộc vào những lợi thế
có được so với bên ngoài.
nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ năng lực cạnh tranh các cấp độ áp
dụng cũng rất khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay năng lực cạnh tranh nói chung được
định nghĩa trên ba cấp độ khác nhau: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Xét trên phạm vi một quốc gia, và trong lĩnh vực kinh tế: năng lực cạnh tranh của
quốc gia chính là phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều sản
phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Xét trên phạm vi sản phẩm thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính lợi thế
của sản phẩm đó đạt được so với sản phẩm khác, thể giá cả, chất lượng mẫu mã,
hay tính năng...
1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh là một đặc trưng bản của nền kinh tế thị trường. đâu có nền kinh
tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy,
khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình tồn tại đứng
vững thì phải chấp nhận cạnh tranh. Trong giai đoạn hiện nay do tác động của khoa học
thông tin tài liệu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Vinamlik trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, qua phân tích môi trường cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và cũng như các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đưa ra một số thế mạnh, những điểm yếu, nguyên nhân của những điểm yếu và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Mở rộng để xem thêm
tài liệu giúp tôi
Nếu bạn không tìm thấy tài liệu mình cần có thể gửi yêu cầu ở đây để chúng tôi tìm giúp bạn!
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×