5
h. Chọn sản phẩm. Tiêu chí chọn sản phẩm đại diện bao gồm: giá trị kinh tế của sản phẩm đối
với xã, số hộ tham gia gây trồng và thu hái sản phẩm.
i. Tiếp theo là gặp gỡ các lãnh đạo xã để có các thông tin về các sản phẩm hàng hóa, giá trị
kinh tế và việc làm đối với xã và các hộ, lịch sử hình thành thị trường của sản phẩm, và cuối
cùng là lựa chọn sản phẩm để nghiên cứu có dân tham gia.
j. Nghiên cứu chuỗi thị trường của sản phẩm. Có thể bắt đầu điều tra từ người sản xuất và kết
thúc ở khâu bán buôn hoặc bán lẻ hoặc xuất khẩu, tùy thuộc vào từng sản phẩm cụ thể. Cần
chuẩn bị một biểu câu hỏi về các vấn đề:
Sản phẩm trở thành hàng hóa ở xã từ bao giờ? Tại sao người dân lại chọn sản phẩm để
kinh doanh? Tiêu thụ sản phẩm ra sao? Giá cả và sự biến động, lí do? Lợi nhuận? Các
khó khăn và giải pháp? Hỗ trợ từ phía nhà nước?
Có bao nhiêu người mua gom/buôn/nhà xuất khẩu/ chế biến trong chuỗi thị trường của
sản phẩm? Giá mua và giá bán? Biến động giá trong quá khứ, hiện tại và xu hướng trong
tương lai, các nguyên nhân? Các loại chi phí ( thuế, vận chuyển, thuê lao động, lưu kho,
hao hụt, lệ phí và các lọai khác) và lợi nhuận? Tại sao họ lại chọn kinh doanh sản phẩm
này và đã kinh doanh trong bao lâu? Những khó khăn trong gia nhập chuỗi thị trường?
Vấn đề đang phải đối mặt? Các giải pháp cho mỗi vấn đề?
k. Xử lí số liệu. Có thể sử dụng bảng hoặc sơ đồ về chuỗi thị trường để mô tả sản phẩm lưu
thông theo chuỗi như thế nào, có những thành phần nào tham gia ở mỗi mắt xích và chức
năng/ảnh hưởng của họ, các loại phí (chính thức và không chính thức), giá mua và bán,
khoảng cách giữa các mắt xích, thời gian phải chi, lợi nhuận thu được vv. . .
l. Tổng quan chính sách. Cần tóm tắt các chính sách liên quan đến phát triển và lưu thông sản
phẩm. Việc này phải thực hiện trước khi phân tích số liệu
m. Phân tích số liệu. Nên xếp tất cả các bảng và sơ đồ với nhau, sau đó dùng bảng tóm tắt các
chính sách để xác định mối liên quan giữa các chính sách và hạn chế, lỗ hổng giữa chính
sách ban hành và thực tế thực thi. Như vậy sẽ xác định các hạn chế chung và hạn chế riêng
nếu dễ hơn.
1.2 Liệt kê các đại biểu tiềm năng
Để lựa chọn được các đại biểu thì cần có mục tiêu và qui mô hội thảo rõ ràng. Nếu mục tiêu hội thảo
là tăng giá trị kinh tế của gỗ rừng trồng, các đại diện của người sản xuất có thể là các điền chủ và
các doanh nghiệp rừng. Ngược lại, nếu mục tiêu là tăng cường tiếp thị cho các sản phẩm thu hái tự
nhiên thì các đại diện của khâu sản xuất là các tiểu nông, người hái lượm, các mắt xích tiếp theo là
người mua gom và các tiểu thương.
Số lượng người buôn bán (mua gom, vận chuyển, bán buôn) và chế biến của chuỗi thị trường ở một
huyện thường nhỏ nên có thể đưa tất cả họ vào danh sách. Tất cả các cơ quan/tổ chức nhà nước có
tác động đến thị trường sản phẩm cần được liệt kê trong danh sách đại biểu.
1.3 Liên hệ với các đại biểu tiềm năng
Phần lớn các thành phần của chuỗi thị trường là các tiểu nông và tiểu thương có trình độ văn hoá
thấp, hạn chế về ngôn ngữ, ít có cơ hội tham gia các cuộc hội họp lớn nên thường có mặc cảm tự ti,
e dè. Ngoài ra, sự có mặt của các cán bộ nhà nước (chủ yếu là những người thừa hành chính sách) dễ
làm cho họ lo cho việc kinh doanh của họ có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần gặp gỡ với họ để tìm
hiểu xem họ có sẵn sàng tham gia không. Kết quả của cuộc gặp có thể ghi thành bảng. Ví dụ:
TT Tên Giới Nghề
nghiệp
Địa chỉ Dân tộc Mong muốn tham
gia