DANH MỤC TÀI LIỆU
LẠM PHÁT-THẤT NGHIỆP
I/LẠM PHÁT-THẤT NGHIỆP.
1) Lạm phát.
Khái niệm:Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
Phân loại:
Lạm phát vừa phải:Có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm.
Lạm phát phi mã:Xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm.
Siêu lạm phát:Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ vượt xa lạm phát phi mã.
Nguyên nhân:
Lạm phát cầu kéo:Xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt
quá mức sản lượng tiềm năng.
Lạm phát chi phí đẩy:Xảy ra do các cơn sốc về giá cả của các vật tư cơ bản(xăng dầu, điện..)
Lạm phát do tiền tệ:Xảy ra khi chính phủ tăng mức cung tiền danh nghĩa để đảm bảo nhu cầu
tiền thực tế.
Ảnh hưởng:
Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của các DN và toàn bộ nền kinh tế.
Lạm phát cao làm giảm giá trị
đồng tiền trong nước. Khi các mức
giá cả trong tương lai khó dự đoán
hơn thì các kế hoạch kinh doanh và
tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực
hiện hơn. Người dân ngày càng lo
ngại về sức mua trong tương lai của
họ bị giảm xuống và mức sống của
họ vì đó mà cũng kém đi.
Lạm phát khuyến khích các hoạt
động đầu tư mang tính trục lợi hơn là
đầu tư vào các hoạt động sản xuất
Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng
của giá cả, đặc biệt là những người chỉ sống nhờ vào thu nhập cố định như những người hưởng
lương hưu hay công chức, phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.
Ngoài một số ảnh hưởng tiêu cực trên, thì lạm phát với tỷ lệ thấp có một số tác động tích cực
đến nền kinh tế như: Kích thích nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, có đánh đổi với tỷ lệ thất nghiệp
trong ngắn hạn…
2) Thất nghiệp.
Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp:
Lực lượng lao động: Là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có việc làm
nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Người thất nghiệp: Là người chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp: Là phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao
động.
Phân loại:
Theo hình thức thất nghiệp:
-Thất nghiệp theo giới tính.
-Thất nghiệp theo lứa tuổi.
-Thất nghiệp theo ngành nghề.
-Thất nghiệp theo vùng.
-Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc.
Theo lý do thất nghiệp:
-Bỏ việc: Tự ý bỏ việc vì những lí do khác nhau.
-Mất việc: Do các hãng cho thôi việc vì những khó khăn trong kinh doanh.
-Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm.
-Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng
chưa tìm được viêc làm.
Theo nguồn gốc thất nghiệp:
-Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm
công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp hơn với mình.
-Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động.
-Thất nghiệp do thiếu cầu: Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống.
-Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Xảy ra do các yếu tố xã hội, chính trị gây ra.
Ngoài ra còn có một cách phân loại mới:
-Thất nghiệp tự nguyện: Chỉ những người không muốn làm việc do việc làm hoặc mức lương
chưa phù hợp với bản thân họ.
-Thất nghiệp không tự nguyện: Chỉ những người mong muốn làm việc và tích cực tìm kiếm
việc làm nhưng không có việc.
Ảnh hưởng của thất nghiệp:
Do thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, người lao động buộc phải làm việc những
công việc không phù hợp với trình độ năng lực.
Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn
thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và không có khả năng chi trả cho việc mua sắm hàng hoá,các vật
dụng dịch vụ thiết yếu.
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội(GDP) thấp, các nguồn lực về
con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ
Gia tăng thất nghiệp đi liền với việc gia tăng các tệ nạn xã hội…
Ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận..,
3) Mối quan hệ giữa Lạm phát-Thất nghiệp-Tăng trưởng.
Lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ khăng khít với nhau.Qua bảng số liệu dưới đây,
chúng có thể thấy rõ được mối quan hệ đó.
Lạm phát và tăng
trưởng
Năm GDP(Tỷ
đồng VN) Tốc
độ
tăng
trưởn
g
GDP
Lạm
phát
1986 108,126.
00 3.40
%774,5%
1987 110,882.
00 2.50
%360.40
%
1988 116,537.
00 5.10
%374.40
%
1989 125,627.
00 7.80
%95.80%
1990 131,968. 5.00 36.00%
00 %
1991 139,634.
00 5.80
%81.80%
1992 151,782.
00 8.70
%37.70%
1993 164,043.
00 8.10
%8.40%
1994 178,534.
00 8.80
%9.50%
1995 195,567.
00 9.50
%16.90%
1996 213,833.
00 9.30
%5.70%
1997 231,264.
00 8.20
%3.20%
1998 244,596.
00 5.80
%7.70%
1999 256,272.
00 4.80
%4.20%
2000 273,666.
00 6.80
%-1.70%
2001 292,535.
00 6.90
%-0.40%
2002 313,247.
00 7.10
%4.00%
2003 336,242.
81 7.30
%3.20%
2004 362,092.
80 7.70
%7.70%
2005 389,243.
58 7.50
%8.00%
2006 417,905.
53 7.40
%7.00%
2007 448,646.
17 7.40
%12.60%
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp đã được A.W.PHILLIPS làm rõ qua đường Phillips.
Đường Phillips ngắn hạn cho ta biết rằng: Lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi trong ngắn
hạn và thực tế nó đã được chứng minh bằng số liệu về nền kinh tế Anh vào những năm đầu
thế kỷ 20.
gp
PC
0 u
II/CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM- KIỀM CHẾ
LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN QUA.
1) Kiềm chế lạm phát.
a. Chính phủ phối hợp tốt chính sách tiền tệ chặt và tài khoá chặt.
Chính sách tài khoá chặt:
Kiểm soát chặt chẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu công: Tiết kiệm chi tiêu công thường xuyên,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư , giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch
năm 2008 từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư Nhà nước và đầu
tư của các DN Nhà nước, trước hết là các công trình kém hiệu quả, chưa thực sự cần thiết.
Các Bộ liên quan, nhất là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Xây Dựng, Tài Chính khẩn trương
hoàn chinh các văn bản về đầu tư và xây dựng, kịp thời ban hành xử lý các vướng mắc phát sinh
để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình đưa vào khai thác phát huy hiệu quả.
Tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng còn diễn ra khó phổ biến trong các cơ quan,
đơn vị, trong dân cư.Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng rất lớn.
Chính phủ chỉ đạo việc triệt để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí việc sử dụng ngân sách
Nhà nước.Các Bộ, ngành địa phương thực hiện điều hành vốn đầu tư trong tổng mức đã giao. Chỉ
bổ sung kinh phí ngoài dự toán đối với các nhiệm vụ cấp bách về an sinh xã hội, an ninh, quốc
phòng và phòng chống thiên tai dịch bệnh. Kiểm soát nghiêm ngặt việc tạm ứng dự toán năm
2009, việc sử dụng dự phòng ngân sách và nguồn thu năm 2008. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển
nguồn chi sang năm sau đối với những nhiệm vụ thực hiện không hết dự toán năm 2008.
Các DN phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và chi phí lưu thông.
Chủ động kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng
lượng.
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Đẩy mạnh công tác thông
tin tuyên truyền, triệt để tiết kiệm trong tiêu dùng và sản xuất.
Chính sách tiền tệ chặt:
Kiểm soát chặt chẽ việc tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dung, nhưng phải
bảo đảm tính thanh khoản cho nền kinh tế và hoạt động lành mạnh của các ngân hàng. Chủ động
linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường và áp dụng các biện pháp thích
hợp để định hướng và ổn định lãi suất, hướng tới thực hiện lãi suất thực dương
Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hộp, phản ánh quan hệ cung cầu ngoại tệ
trên thị trường.Thực hiện các giải pháp thiết thực không để đôla hoá nền kinh tế.
Quản lý chặt chẽ việc thành lập mới, mở chi nhánh ngân hàng và tăng cường kiểm soát, giám
sát hoạt động của các ngân hàng thương mạ, bảo đảm việc tuân thủ các qui định về phát hành cổ
phiếu, tăng vốn điều lệ,về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng;kip thời phát hiện, xử lý các
vi phạm để đảm bảo an toàn, ổn định của toàn hệ thống.
Theo dõi chặt chẽ và có các giải pháp kịp thời , đồng bộ để giảm dần thâm hụt cán cân vãng
lai, duy trì thặng dư cán cân vốn,giữ vững cân bằng cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế cả
trong ngắn hạn và dài hạn.
Sử dụng có hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ giải ngân hỗ trợ phát triển chính thứ. Tiếp tục thu
hút nhiều hơn và giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Kiểm soát chặt chẽ
vay nợ nước ngoài của các DN đặc biệt là các DN nhà nước.Hạn chế việc sử dụng ngoại tệ cho
việc nhập khẩu các hàng hoá, dịch vụ chưa thật cần thiết.Tăng thêm dự trữ ngoại tệ của quốc gia.
b. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc
thực hiện các chính sách về an sinh xã hội:
Triển khai việc thực hiện các chính sách về điều chỉnh mức lương tối thiểu tối thiểu, kiểm
tra việc xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói.
Tổ chức thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ
thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.
Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng Uỷ ban nhân
dân các cấp tăng cường các nguồn vốn giá rẻ cho Ngân hàng chính sách xã hội để tiếp tục thực
hiện các chương trình tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Các Bộ quản lý, Uỷ ban nhân dân các địa phương tiếp tục theo dõi, nắm chắc diễn biến giá
cả, đời sống nhân dân trên địa bàn, xử lý kịp thời những vấn đề xã hội gây bức xúc;tăng cường
kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện đúng và đủ các chính sách xã hội của Nhà nước cho các
đối tượng thụ hưởng, bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, không bị thất
thoát, tham nhũng.
Ngoải ra còn có một số chính sách khác:
Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu
về hàng hoá.
Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu.
Triệt để thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng và sản xuất.
thông tin tài liệu
LẠM PHÁT-THẤT NGHIỆP CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM- KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN QUA NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TRÊN HIỆN NAY.
Mở rộng để xem thêm
từ khóa liên quan
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×