3
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề đạo đức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng đặc
biệt quan tâm trong quá trình đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũcán bộ, đảng
viên. Nhiều bài viết, bài nói của Người để lại được tập hợp và đó là những công
trình nghiên cứu về đạo đức cách mạng như: “Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng”, Nxb Sự thật 1976; “Chủ Tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách
mạng”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986; “Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí
Minh”, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2004;” Thực hành tiết kiệm và chống tham ô lãng
phí, chống bệnh quan liêu” của Hồ Chí Minh.
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, đã được một số tác giả nghiên cứu và
trên cơ sở học tập đạo đức, phong cách làm việc của Người, đề xuất các giải pháp
xây dựng đạo đức mới: “Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của công chức theo
tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. Thang Văn Phúc chủ
biên; “Mấy vấn đề đạo đức cách mạng”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1978 của
Vũ Khiêu.
Một số tác giả có các bài viết về mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức đồng
thời khẳng định các giá trị đạo đức luôn chịu tác động hai mặt từ môi trường kinh
tế “Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”.
Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, tháng 6/1996;
“Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ
quản lý”. Nguyễn Tĩnh Gia, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, tháng 2/1997; “Quan hệ
giữa kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên cơ sở
hiện nay (qua thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh)". Dương Xuân Lộc, Luận văn
thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2000.
Trong các công trình này, các tác giả đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức,
những nguyên tắc và những yêu cầu đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Các