5
thể châp nhận được. Chẳng hạn, trong một tổ chức, việc đổ lỗi hay cãi vã với khách
hàng khi khách hàng phàn nàn về sản phẩm là không thể chấp nhận được. Khi đó
giá trị của tổ chức- “Khách hàng luôn đúng” - sẽ chỉ cho những người trong tổ chức
thấy rằng hành động không cãi vã với khách hàng là chấp nhận được và hành động
“cãi vã với khách hàng” là không chấp nhận được. Hơn nữa những khái niệm vễ
văn hoá tổ chức còn cho thấy tầm quan trọng của việc “chia sẻ” trong sự phát triển
của những khái niệm về văn hoá tổ chức. “Sự chia sẻ” ở đây có nghĩa là làm việc
với kinh nghiệm chung; khi chúng ta chia sẻ, chúng ta trực tiếp tham gia cùng với
những người khác. Ở đây nhấn mạnh sự giống nhau trong cách nghĩ, cách làm cuả
mọi người. Đây là ý nghĩa gắn chặt với các khái niệm về văn hoá tổ chức. Chia sẻ
văn hoá nghĩa là mỗi thành viên tham gia và đóng góp vào nền tảng văn hoá lớn
hơn, sự đóng góp và kinh nghiệm của mỗi thành viên là không giống nhau. Khi nói
đến văn hoá như là một hệ thống ý nghĩa, giá trị, niềm tin và kiến thức, cần phải ghi
nhớ rằng văn hoá phụ thuộc vào cả cộng đồng và sự đa dạng văn hoá. Văn hoá cho
phép sự giống nhau nhưng cũng thừa nhận và dựa trên sự khác nhau.
1.1.2. Vai trò của văn hoá tổ chức.
Văn hoá thực hiện một số chức năng trong phạm vi một tổ chức.Thứ nhất,
văn hoá có vai trò xác định ranh giới, nghĩa là văn hoá tạo ra sự khác biệt giữa tổ
chức này với tổ chức khác. Thứ hai, văn hoá có chức năng lan truyền chủ thể cho
các thành viên trong tổ chức. Thứ ba, văn hoá làm tăng sự ổn định của hệ thống xã
hội trong tổ chức. Thứ tư văn hoá thúc đẩy nhân viên cam kết đối với lợi ích chung
của tổ chức. Văn hoá là một chất keo dính, giúp gắn kết tổ chức lại thông qua việc
đưa ra các tiêu chuẩn thích hợp để người lao động biết phải làm gì nói gì. Cuối
cùng văn hoá có tác dụng kiểm soát để định hướng và hình thành nên thái độ và
hành vi của người lao động. Chức năng cuối cùng này có ý nghĩa đặc biệt đối với
chúng ta.