Chương 8: Chiến lược liên minh
2
CHƯƠNG VIII
LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC:
HỢP TÁC VÀ LIÊN MINH ĐỂ GIÀNH LỢI THẾ
TRƯỜNG HỢP 1: CHIẾN LƯỢC LIÊN MINH TOÀN CẦU CỦA IBM
Trong suốt những năm 90, Hãng máy tính IBM lớn nhất thế giới đã tham gia hàng loạt
các liên minh chiến lược với các đối tác ở Mỹ, Viễn Đông và Châu Âu. Ý nghĩ viển vông rằng
IBM sẽ liên doanh với các hãng lớn như Toshiba, Motorola và Siemens đã nói lên sự thay đổi
của IBM. Thậm chí IBM đã bắt buộc phải triển khai những sự hợp tác với các công ty nhỏ hơn ở
mọi nơi và thuộc nhiều lĩnh vực như viễn thông, ngân hàng, phần mềm, giải trí, đa phương tiện
và ngay cả với các hãng điện dân dụng và truyền thanh. Suốt trong những năm 80, cả những
người yêu mến và phê bình đã quen với quan điểm truyền thống: “Tự làm một mình” của IBM.
Bao gồm cả quan điểm “pháo đài”, “ngạo mạn” và “độc quyền”. Trong 15 năm trở lại đây, IBM
đã thay đổi từ việc chỉ dựa vào sản phẩm chính là máy tính với doanh thu rất lớn (78,5 tỷ USD
trong năm 1997). Hiện nay IBM cung cấp các sản phẩm rất đa dạng như chất bán dẫn, máy tính
cá nhân, phần mềm dân dụng, mạng máy tính, các thiết bị thương mại diện tử dựa trên Internet
và cả những phần mềm tự động hoá. Các sản phẩm mới liên quan và tương đồng với mạng nội
bộ, Internet, thương mại điện tử, viễn thông, và đồ bán dẫn đã là nhân tố quan trọng chuyển đổi
các hoạt động của công ty thành nhanh nhậy, linh hoạt và có trách nhiệm hơn.
Lịch sử bắt đầu của chiến lược liên minh của IBM
Sự nỗ lực táo bạo của IBM trong việc thành lập mạng lưới liên minh chiến lược với các
đối tác khác nhau đã không được hiện thực hoá trong thời gian ngắn. Phần nào, chiến lược liên
minh hiện nay của IBM là do những động cơ chính sau:
1) Thâm nhập thị trường mới,
2) Lấp đầy khoảng trống về dòng sản phẩm với các công ty khác,
3) Rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm,
4) Tiếp cận công nghệ mới,
5) Cơ cấu lại các hoạt động hiện tại, và
6) Ngăn cản các đối thủ chính xâm chiếm thị trường Mỹ và Châu Âu.
Trong những năm 80, rất nhiều liên minh của IBM đã được tiến hành trong việc ngăn cản
các công ty mạnh của Nhật Bản thâm nhập sâu vào các thị trường chủ chốt của IBM. Các đối thủ
Nhật Bản trong lĩnh vực máy tính thương mại như Fujitsu, NEC, Hitachi và Toshiba sở hữu công
nghệ tiên tiến, kỹ nghệ tinh xảo trong nhiều sản phẩm chủ chốt. Không như IBM, các công ty
này có nhiều kinh nghiệm trong việc học hỏi các công nghệ mới và kỹ nghệ từ các đối tác chiến
lược của họ, điều này giúp họ rút ngắn rất nhiều thời gian phát triển thành công các thế hệ sản
phẩm. NEC, Fujitsu và Toshiba đã hợp tác từ rất sớm với nhiều hãng ở Mỹ, Châu Âu (ví dụ như:
General Electric, Honeywell, TRW, Control Data, Bull, Olivetti) để nghiên cứu làm thế nào để
hoàn thành máy tính thương mại trong những năm 70s và 80s.
Rộng hơn, IBM trong thời gian dài là công ty dẫn đầu về công nghệ toàn cầu trong nhiều
lĩnh vực kỹ thuật cao. Tuy nhiên việc chuyển giao từ sự nghiên cứu sang các sản phẩm thành
công một cách nhanh chóng đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với vấn đề máy tính cá nhân, mạng
máy tính, chất bán dẫn nhanh hơn và Internet. IBM đặt chân vào liên minh chiến lược khi mà
người sử dụng đã đòi hỏi một mức độ cao hơn. Họ mong muốn có nhiều sự lựa chọn cho các
thiết bị và dịch vụ. Quan trọng hơn, khách hàng kêu gọi việc cấu trúc máy tính “mở”. Điều này
cho phép người sử dụng chọn, phối hợp và hoà hợp các phần cứng, phần mềm và mạng từ các
hãng khác nhau. Dưới thời của Chủ tịch, Giám đốc điều hành cũ John Akers và kế tiếp hiện nay
Louis Gertsner, IBM vẫn tiếp tục hàng loạt các cải cách nhằm làm tăng khả năng thích nghi với
công nghệ mới hướng tới các loại thiết kế máy tính khác nhau (hệ thống mở, mạng máy chủ,