Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Bộ Tài chính thì lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao
gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác:
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản
phẩm trừ đi các khoản giảm trừ, giá thành toàn bộ sản phẩm, chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp.
- Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm:
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính: Số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính,
bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua, bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán
ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và
quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá
đầu tư chứng khoán dài hạn, ngắn hạn.
+ Lợi nhuận của hoạt động bất thường là khoản thu nhập bất thường lớn hơn chi
phí bất thường, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ; thu hồi lại các khoản nợ
khó đòi đã được duyệt bỏ; các khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt; chênh
lệch thanh lý, nhượng bán tài sản; các khoản lợi tức năm trước phát hiện năm nay; số dư
hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích
bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành
2.2- Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện quá trình mua bán hàng hoá với nước ngoài
bao gồm mua và bán hàng xuất khẩu, mua và bán hàng nhập khẩu. Quá trình này nằm
trong khâu lưu thông phân phối và chịu sự chi phối của các qui luật thị trường. Lợi nhuận
trong kinh doanh xuất nhập khẩu là phần dôi ra trong hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi
toàn bộ chi phí, hay nói khác đi, lợi nhuận kinh doanh xuất nhập khẩu là phần dôi ra của
bộ phận giá trị thặng dư do sản xuất nhường lại cho lưu thông và toàn bộ giá trị thặng dư
do lao động có tính chất sản xuất trong lưu thông tạo ra.
2.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngoại thương bao gồm:
2.3.1- Mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu:
Tốc độ lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu tăng làm tăng sức sản xuất của đồng
vốn kinh doanh và từ đó làm tăng mức thu lợi nhuận.
Khi tốc độ lưu chuyển hàng hóa tăng, chi phí biến đổi cũng tăng theo (chi phí vận
tải, bảo quản...) nhưng chi phí cố định thường không đổi, ngoài ra lưu chuyển hàng hóa
được mở rộng sẽ tạo điều kiện sử dụng phương tiện vận tải hợp lý, năng suất lao động
tăng cao... Như vậy tốc độ tăng chi phí tuyệt đối bao giờ cũng nhỏ hơn tốc độ của mức
luân chuyển hàng hoá.
2.3.2-Cơ cấu hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu:
Mỗi loại hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu có một mức lợi nhuận riêng phụ
thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh: mức độ cạnh tranh trên thị trường, chi phí kinh
doanh, thuế xuất nhập khẩu... nếu kinh doanh mặt hàng có mức lãi suất lớn chiếm tỷ
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
142